Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 32: Tổng kết phần tập làm văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 32: Tổng kết phần tập làm văn

Hướng dẫn

Giải bài tập Ngữ văn bài 32: Tổng kết phần tập làm văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 32: Tổng kết phần tập làm văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Tổng kết phần tập làm văn

I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học

Câu 1. Hãy dẫn ra một số bài văn đã học theo mẫu thống kê.

STT

Các phương thức biểu đạt

Thể hiện qua một số văn bản đã học

1

Tự sự

Con Rồng, cháu Tiên; Thạch Sanh; Con hổ có nghĩa; Bức tranh của em gái tôi

2

Miêu tả

Bài học đường đời đầu tiên; Sông nước Cà Mau

3

Biểu cảm

Lượm; Đêm nay Bác không ngủ; Cây tre Việt Nam

4

Nghị luận

Lòng yêu nước; Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử; Cây tre Việt Nam

5

Thuyết minh

Động Phong Nha

6

Hành chính – công vụ

Đơn từ

Câu 2. Hãy xác định và ghi ra vở phương thức biểu đạt chính trong các văn bản sau:

Em dựa vào câu (1) để có cách làm hợp lí ở câu (2)

STT

Tên văn bản

Phương thức biểu đạt chính

1

Thạch Sanh

Tự sự

2

Lượm

Biểu cảm

3

Mưa

Biểu cảm

4

Bài học đường đời đầu tiên

Miêu tả

5

Cây tre Việt Nam

Nghị luận

Xem thêm:  Giới thiệu về con mèo nhà em

Câu 3. Trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, em đã luyện tập các loại văn bản theo phương thức nào? Thống kê ra vở theo bảng sau:

Em nhớ lại những bài làm văn đã được thầy cô giáo cho làm tại lớp từ đầu năm đến cuối năm (các dạng đề đã làm).

STT

Phương thức biểu đạt

Đã tập làm

1

Tự sự

– Kể lại một chuyện đã biết (truyền thuyết, cổ tích) bằng lời văn của em (Bài viết số 1).

– Kể về một sự việc tốt đã làm, về sự mắc lỗi, kỉ niệm thơ ấu, thầy cô giáo, gương tốt (Bài viết số 2).

– Kể về kỉ niệm đáng nhớ, người bạn mới quen, ông bà, cha mẹ..(Bài viết số 3, Bài viết số 4)

2

Miêu tả

– Tả lại hình ảnh: Cây đào, cây mai, hàng phương vĩ, cảnh bão lụt, khu phố làng xóm (Bài viết số 5).

– Tả người: Tả người thân yêu, gần gũi: Ông bà, cha mẹ, cụ già ngồi câu cá, lực sĩ cử tạ (Bài viết số 6, Bài viết số 7).

3

Biểu cảm

– Tập làm thơ năm chữ, bốn chữ

4

Nghị luận

Các em chưa làm bài viết loại này, nhưng đang tập làm qua phần Đọc – hiểu văn bản.

II. Đặc điểm và cách làm

Câu 1, Theo em văn bản miêu tả, tự sự, đơn từ khác nhau ở chỗ nào? So sánh mục đích, nội dung, hình thức trình bày theo bảng sau:

Xem thêm:  Phần 3 Đề 5: Hãy tả lại cảnh đẹp mà em đã có dịp tham quan

Muốn làm tốt câu này các em xem lại kiến thức tr.16 Ngữ văn 6, Tập một, và sau đó ghi vào bảng thống kê.

STT

Văn bản

Mục đích

Nội dung

Hình thức

1

Tự sự

Trình bày diễn biến sự việc

Kể lại một chuỗi sự việc có quan hệ với nhau, từ khi bắt đầu đến kết thúc, tạo thành một câu chuyện, thể hiện một ý nghĩa.

Gồm có 3 phần

– Mở bài

– Thân bài

– Kết bài

2

Miêu tả

Tái hiện trạng thái sự vật, con người

– Quan sát, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, và trình bày theo một thứ tự nhất định.

Gồm có 3 phần

– Mở bài

– Thân bài

– Kết bài

3

Đơn từ

Trình bày ý muốn, nguyện vọng nào đó

– Những vấn đề xảy ra trong đời sống mà nơi giải quyết là đoàn thể, tổ chức, chính quyền

Theo thứ tự tám mục

Câu 2. Mỗi bài văn tự sự và miêu tả đều có 3 phần. Hãy nêu nội dung và những lưu ý trong cách thể hiện từng phần theo bảng.

STT

Các phần

Tự sự

Miêu tả

1

Mở bài

Giới thiệu chung về nhân vật và sự việc

Giới thiệu cảnh được tả

2

Thân bài

Kể diễn biến sự việc

Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự tả vật: Xa, gần, cao thấp, trê dưới; tả người: Ngoại hình cử chỉ, lời nói, hành động.

3

Kết bài

Kể kết cục của sự việc

Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết về cảnh vật hoặc người được tả

Xem thêm:  Miêu tả quang cảnh giờ ra chơi ở trường em

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 32: Tổng kết phần văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 32: Ôn tập về dấu câu dấu phẩy

Theo Soanbaihay.com