Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 22: Buổi học cuối cùng
Hướng dẫn
Giải bài tập Ngữ văn bài 22: Buổi học cuối cùng
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 22: Buổi học cuối cùng là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp các bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.
Buổi học cuối cùng
(Chuyện của một em bé người An-Dát)
An-phông-xơ Đô-đê
I. Kiến thức cơ bản
• Về tác giả. An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897) nhà văn Pháp – nhà văn hiện thực, nhân đạo, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng. Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Phổ là tên của một nước chuyên chế trong lãnh thổ Đức trước đây. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học bằng tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
• Về tác phẩm. Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù…”.
Truyện đã xây dựng thành công nhân vật thầy giáo Ha-men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
II. Hướng dẫn đọc văn bản
Câu 1. Câu chuyện được kể ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện “Buổi học cuối cùng”?
* Hoàn cảnh kể chuyện:
– Hoàn cảnh rộng: Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ (1870 – 1874) nước Pháp thua trận phải cắt hai vùng An-dát và Lo-ren cho nước Phổ. (Phổ là một nước chuyên chế trong lãnh thổ của nước Đức trước đây), các trường học ở đây bị buộc học bằng tiếng Đức.
– Hoàn cảnh hẹp: Truyện được kể từ một buổi đi học muộn của cậu bé Phrăng trong buổi cuối cùng học tiếng Pháp.
* Địa điểm: Câu chuyện xảy ra tại một ngôi trường làng thuộc vùng An-dát nước Pháp.
* Ý nghĩa của tên truyện Buổi học cuối cùng – Gợi lên sự nuối tiếc xót xa.
– Buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp cũng là buổi học của một dân tộc mất nước, mất quyền được học tiếng nói của dân tộc mình.
Câu 2. Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa, trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất?
+ Ngôi kể câu chuyện
– Truyện được kể theo lời của cậu bé Phrăng – (ngôi thứ nhất).
– Cách kể theo ngôi thứ nhất làm tăng tính chân thực của câu chuyện. Vì nhân vật kể chuyện là người trong cuộc, trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối. Tâm trạng của nhân vật Phrăng qua đó cũng được thể hiện một cách chân thành, sâu sắc. Từ đó câu chuyện càng thêm ý nghĩa.
+ Các nhân vật trong truyện
– Ngoài cậu bé Phrăng trong truyện còn có nhiều nhân vật khác như thầy Ha-men, bác phó rèn Oát-sơ, cụ Hô-de, bác phát thư, các bạn học sinh trong lớp và nhiều dân làng khác nữa.
– Trong số tất cả nhân vật kể trên, ấn tượng nhất, nổi bật và xúc động nhất đối với người đọc là nhân vật thầy giáo Ha-men.
Câu 3. Vào sáng sớm hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra?
Vào sáng sớm hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng thấy có rất nhiều sự khác lạ, từ con đường đến quang cảnh sân trường nó giống như sự im lặng trước dông bão.
* Sự khác lạ trên đường tới trường – Nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị có lưới che.
– Mặc dù đã muộn giờ học nhưng bác phó rèn Oát-sơ lại bảo với cậu: “Đừng vội vã thế cháu ơi, đến trường lúc nào cũng vẫn còn sớm”.
– Lính Phổ đang tập trận sau xưởng cưa.
* Sự khác lạ quang cảnh ở trường
– Không còn tiếng “ồn ào như vỡ chợ vang tận ngoài phố”.
– Mọi việc đều hết sức bình lặng giống y như một buổi sáng chủ nhật.
– Phrăng đi trễ nhưng thầy giáo lại bảo với giọng rất nhẹ nhàng: “Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con”.
– Thầy giáo mặc áo quần rất trang trọng khác bình thường: Áo rơ-đanh-gốt… đội mũ bằng lụa đen thêu.
– Thành phần tham dự lớp học cũng khác: Có cả những người dân làng, ai nấy đều có vẻ buồn rầu.
– Giọng nói của thầy Ha-men vô cùng xúc động trang nghiêm.
Tất cả những điều đó báo hiệu đây là một buổi học không bình thường, một biến cố trọng đại sắp sửa xảy ra.
Câu 4. Ý nghĩa, tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp), của chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng.
Những thay đổi về ý nghĩ và tâm trạng của cậu bé Phrăng trong buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng:
– Ngạc nhiên: Vì sự im lặng của lớp học, vì thành phần tham dự có cả các cụ già trong làng và ai nấy đều rất buồn; vì trang phục của thầy giáo và thái độ khác lạ của thầy.
– Choáng váng: Không ngờ đây là buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng.
– Tiếc nuối ân hận: Vậy là chẳng bao giờ được học nữa. Thấy tiếc những thời gian ham chơi trước đây của mình, trào dâng tình cảm quyến luyến với những quyển sách tiếng Pháp.
– Xấu hổ, tự giận mình: Vì không đọc thuộc bài trong giây phút thiêng liêng ấy. “Lòng rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên”.
– Kinh ngạc: Vì thấy sao mình hiểu bài đến thế, những qui tắc về phân tử trước đây đối với cậu thật khó khăn, thế mà giờ đây đối với cậu “thật dễ dàng, dễ dàng”.
– Tự hào khâm phục về thầy giáo: “Chưa bao giờ tôi thấy thầy lớn lao đến như thế”.
Điều làm nên sự thay đổi đó ở cậu bé Phrăng chính là tình yêu Tổ quốc mà cậu hiểu được sự thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.
Câu 5: Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này.
Thầy giáo Ha-men là nhân vật chính của câu chuyện. Nhân vật này đã để lại cho độc giả ấn tượng sâu sắc, và được tác giả miêu tả ở rất nhiều phương diện khác nhau.
* Trang phục:
Thầy đã từng hơn 40 năm gắn bó với nghề. Mặc chiếc áo rơđanh-gốt, đội mũ trán trắng bằng lụa đen – trang phục rất trang trọng mà thầy chỉ mặc vào những ngày đại lễ thể hiện ý nghĩa vô cùng quan trọng của buổi học cuối cùng.
* Thái độ đối với học sinh:
– Rất mực ân cần, dịu dàng tha thiết, không quở trách như mọi ngày khi Phrăng đến muộn: “Phrăng vào chỗ nhanh lên con, lớp bắt đầu học mà lại vắng mất con.” “Các con ơi đây là lần cuối cùng thầy dạy các con”
– Nhiệt tình truyền giảng bài học bằng cả tâm huyết của mình: “Thầy chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết những “Chữ Rông” thật đẹp.
– Thầy giảng bài say sưa mọi người im phăng phắc còn cậu bé thì chưa bao giờ chăm chú đến thế.
– Thầy muốn truyền thụ toàn bộ tri thức của mình, muốn đưa ngay toàn bộ tri thức vào học sinh trước khi ra đi.
* Những lời nói về việc học tiếng Pháp:
“Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá ở chốn lao tù” giữ được tiếng nói tức là giữ được linh hồn của dân tộc, không để kẻ địch đồng hoá, đó là vũ khí tốt nhất khi chưa thể đánh đuổi quân thù.
* Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc
Cảnh kết thúc buổi học được miêu tả rất ấn tượng, hình ảnh thầy Ha-men đọng lại trong tâm hồn cậu bé Phrăng và mọi người thật đẹp, thật cao cả, lớn lao:
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 22: Nhân hóa
Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 22: Phương pháp tìm người
Theo Soanbaihay.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Top 9 bài văn mẫu Kể về anh trai của em lớp 6 hay nhất
Hướng dẫn làm bài văn kể về anh trai của em lớp 6 hay nhất, [...]
Th12
Dàn ý tả giờ chào cờ ở trường em chi tiết đầy đủ
” Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ai đến trường cũng đều mang [...]
Th12
Dàn ý Kể về 1 cuộc gặp gỡ chi tiết, đầy đủ
Trong cuộc đời mỗi con người, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người. Có những [...]
Th12
Dàn ý kể chuyện tưởng tượng biến thành con vật chi tiết đầy đủ – Biến thành con mèo
Chắc hẳn từ thời tuổi thơ đến khi lớn lên ai trong chúng ta cũng [...]
Th12
Dàn ý tả khu vườn vào buổi sáng đẹp trời lớp 6
Một ngày mới đã đến có nghĩa là ta đã đi qua thời khắc của [...]
Th12
Dàn ý tả về ngôi nhà của em chi tiết đầy đủ
Ngôi nhà là bến dừng chân của mỗi người trước dòng đời xuôi ngược ngoài [...]
Th12