Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: Sông nước Cà Mau

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: Sông nước Cà Mau

Hướng dẫn

Giải bài tập Ngữ văn bài 19: Sông nước Cà Mau

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: Sông nước Cà Mau. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Ngữ văn của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Sông nước Cà Mau

Đoàn Giỏi I. Kiến thức cơ bản

• Tác giả Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang, biết oăn từ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Tác phẩm của Đoàn Giỏi thường viết về cuộc sống, thiên nhiên và con người ở Nam Bộ.

• Tác phẩm “Đất rừng phương Nam” (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi. Truyện kể về quãng đời lưu lạc của bé An – nhân vật chính – tại vùng đất rừng U Minh, miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Qua câu chuyện về cuộc lưu lạc của An, tác giả đưa người đọc đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, độc đáo và cuộc sống của con người ở vùng đất cực nam của Tổ quốc. “Đất rừng phương Nam” đem đến cho bạn đọc những hiểu biết phong phú và lòng yêu mến đối với thiên nhiên, con người ở vùng đất ấy.

• Nội dung đoạn trích

Bài văn “Sông nước Cà Mau” trích từ chương XVIII truyện “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi. Tên bài do người biên soạn đặt.

Đoạn trích đã tái hiện lại một cách chân thực sinh động cảnh sông nước Cà Mau hoang dã, rộng lớn rất đáng yêu và nhịp sống trù phú trên sông nước của con người vùng cực nam của Tổ quốc.

Xem thêm:  Tả cái trống của trường em

Đoạn trích còn thể hiện sự quan sát tinh tế, cách miêu tả cảnh sắc độc đáo đậm màu sắc ngôn ngữ Nam Bộ của Đoàn Giỏi.

II, Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì? Theo trình tự như thế nào? Dựa vào trình tự miêu tả, em hãy tìm bố cục của bài văn. Hãy hình dung vị trí của người miêu tả, vị trí ấy có thuận lợi gì?

– Nội dung miêu tả

Bài văn miêu tả cảnh sông nước Cà Mau, theo trình tự từ bao quát đến cụ thể, với những nét rất độc đáo, sinh động.

– Bố cục: Gồm ba đoạn

+ Đoạn 1 (từ đầu đến màu xanh đơn điệu): Ấn tượng ban đầu về phong cảnh thiên nhiên Cà Mau.

+ Đoạn 2 (tiếp theo đến khói sóng ban mai): Cảnh sông nước Cà Mau: Các địa danh và dòng sông Năm Căn hùng vĩ.

+ Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh Chợ Năm Căn. – Vị trí người miêu tả:

+ Vị trí của người miêu tả là người ở trên thuyền, dọc theo dòng sông, là người đang tận mắt chứng kiến những cảnh vật đang hiện lên trên dòng sông, và hai bờ sông (người trong cuộc).

+ Cảnh miêu tả vì vậy trở nên rất sinh động, cụ thể như thước phim quay chậm diễn ra trước mắt người đọc.

Câu 2. Trong đoạn văn (từ đầu đến lặng lẽ một màu xanh đơn điệu) tác giả đã diễn tả ấn tượng ban đầu bao trùm lên sông nước vùng Cà Mau. Ấn tượng này như thế nào? Và được cảm nhận qua giác quan nào?

* Ấn tượng ban đầu của tác giả:

Đó là sông ngòi kênh rạch chằng chịt bủa giăng chi chít như mạng nhện. Làm cho tác giả bị choáng ngợp bởi những dòng chảy liên thông, giao vào nhau không biết đâu là điểm khởi đầu, và không biết nơi nào là kết thúc như “thiên la địa võng” bủa vây lấy con người.

Xem thêm:  Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở , bài mẫu 3

* Cách cảm nhận:

Ấn tượng về vùng sông nước Cà Mau được cảm nhận vừa bằng thị giác (nhìn) và vừa bằng thính giác (nghe).

– Hình ảnh được cảm nhận bằng thị giác:

+ Hệ thống sông rạch chi chít.

+ Những sắc xanh diệu vợi: Trời xanh, nước xanh, cây xanh

– Hình ảnh được cảm nhận bằng thính giác:

+ Tiếng rì rầm bất tận của rừng.

+ Tiếng sóng rì rào của biển.

Câu 4. Em hãy đọc/ kể lại đoạn văn từ “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua” đến “Sương mù và khói sáng ban mai” và trả lời các câu hỏi.

a) Sự hùng vĩ của dòng sông và rừng đước

* Sự hùng vĩ của dòng sông Năm Căn:

– Dòng sông mênh mông, rộng hơn ngàn thước.

– Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

– Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên, hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

* Sự hùng vĩ của rừng đước:

– Dựng lên cao ngất như dãy trường thành vô tận.

– Mọc dài theo bãi tăm tắp lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông

– Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ, loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sáng ban mai.

* Nhận xét:

Rừng đước và dòng sông Năm Căn cả hai rất tương xứng với nhau về tầm vóc, về sự hùng vĩ, to lớn và bất tận. “Rừng đước như một bản tình ca mượt mà sóng đôi với cái âm hưởng sục sôi đổ ra biển của sông Năm Căn ngày đêm như thác”.

Xem thêm:  Soạn bài từ láy

(Vũ Dương Quỹ)

b) Trong câu: “Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn”.

– Những động từ chỉ hoạt động của con thuyền: Thoát, đổ, xuôi.

– Nếu ta thay đổi trình tự những động từ ấy trong câu tất yếu sẽ ảnh hưởng đến nội dung diễn đạt, câu văn sẽ mất đi sự hợp lí và sự miêu tả theo trình tự từ trước đến sau.

– Nhận xét về sự chính xác:

+ Từ thoát diễn tả con thuyền đi từ chỗ hẹp ra chỗ rộng.

+ Từ để miêu tả dòng sông đổ dốc xuống, dòng chảy nhanh và mạnh, sau khi thoát khỏi sự chật hẹp giờ đây được vẫy vùng ào ạt.

+ Từ xuôi thể hiện sự thoải mái êm ả của dòng chảy sau khi đã được (định hình qua chặng đường thoát và đổ) quãng đường hẹp và dốc.

= Như vậy, thứ tự các động từ này là không thể thay đổi, cách dùng từ của nhà văn rất chính xác, tinh tế.

c) Những từ ngữ miêu tả màu sắc của rừng đước.

– Màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ.

– Đó là tầng bậc những màu sắc khác nhau của rừng đước

– Rừng đước đang vào thời kì thay áo mới với những lá già qua màu xanh chai lọ đang được thay thế bằng những chiếc lá mới màu xanh rêu – và cả những chồi non đang trỗi dậy dần dần màu xanh lá mạ.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: So sánh

Giải bài tập Ngữ văn lớp 6 bài 19: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả

Theo Soanbaihay.com