Dàn ý Thuyết minh về một trò chơi dân gian lớp 9 chi tiết đầy đủ, dàn bài về trò chơi Ô ăn quan

Đất nước Việt Nam ta trải qua hơn 4000 năm lịch sử hào hùng với những trận chiến bảo vệ lãnh thổ. Dù bị phương Bắc đô hộ, bị thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm chiếm bao năm, người dân Việt Nam vẫn giữ gìn cho mình nét văn hóa truyền thống bao năm. Dù cho giờ đây đã hòa bình, cuộc sống đủ đầy hiện đại hơn rất nhiều nhưng những gì thuộc về văn hóa, thuộc về truyền thống vẫn còn xuất hiện trong cuộc sống thường nhật. Và những trò chơi dân gian trong các lễ hội vẫn được tổ chức thường xuyên, để con cháu Việt Nam được biết đến và hiểu hơn về đất nước của mình. Chính vì vậy, đề bài văn thuyết minh về một trò chơi dân gian ra đời cũng một phần là vì lí do đó. Tuy nhiên, nhiều bạn học sinh chưa từng được tìm hiểu về trò chơi dân gian nào cả. Chính vì biết được điều đó, tôi đã quyết định đưa ra dàn ý chi tiết thuyết minh về một trò chơi dân gian, ở đây là trò ô ăn quan. Dựa vào một bài thuyết minh cụ thể, các em sẽ dễ dàng nắm bắt được cách làm cho những bài văn tả trò chơi tương tự. Chúc các em làm bài thật tốt.

Dàn ý chi tiết thuyết minh về trò chơi dân gian (Ô ăn quan)

I, MỞ BÀI

– Dẫn dắt và giới thiệu đến vấn đề đề bài đưa ra: Thuyết minh về trò chơi dân gian (Ô ăn quan).

Ví dụ

Mở bài số 1: Tuổi thơ mỗi người ngày xưa ấy hẳn ai cũng gắn liền với một trò chơi khác nhau. Với nhiều người, những trò chơi dân gian lại là nét đẹp trong những ngày tháng thơ bé ấy: nào bịt mắt bắt dê, nào trốn tìm, nào nhảy dây… Có lẽ trong tất cả, không ai là không yêu thích, không ai là chưa từng chơi trò chơi ô ăn quan.

Xem thêm:  Soạn văn Bài 49: Tổng kết phần văn học (Tiếp theo)

Mở bài số 2: Ngày còn bé, những viên đá, quả bàng, một chút phấn kẻ trên nền đất trắng.. chỉ từ những thứ giản đơn mà đã có thể cùng bạn bè chơi đến vui vẻ. Đặc biệt, chỉ cần chút đá cùng phấn, trò chơi ô ăn quan dân gian đã có thể chơi được rồi.

II, THÂN BÀI

* Nguồn gốc trò chơi (Ô ăn quan)

  • – Không một hay biết chính xác quãng thời gian trò chơi này ra đời là khi nào. Người ta cho rằng nó được lấy cảm hứng từ những cánh đồng lúa nước của đồng bằng dân tộc Kinh tại Việt Nam.
  • – Có một điều chứng minh rằng trò chơi này đã có từ rất lâu chính là những câu chuyện xoay quanh vị trạng nguyên năm 1086 là Mạc Hiển Tích. Rằng ông có một cuốn sách bàn về các phép tính trong trò chơi này và các số ẩn trong trò chơi.
  • – Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam có trưng bày, giới thiệu và hướng dẫn cách chơi trò chơi này.

* Trò chơi được tổ chức như thế nào và ra sao?

– Chuẩn bị: Bao gồm các thứ là bàn chơi, quân chơi, người chơi và sự bố trí quân chơi ra sao.

  • + Bàn chơi: Bàn chơi ô ăn quan là ở trên một mặt phẳng có diện tích rộng để có thể kẻ được đủ số ô cần thiết để chơi. Tuy nhiên các ô không nên quá rộng để có thể cho các quân di chuyển được. Vì điều ấy, bàn chơi này có thể kẻ trên mặt đất, ở trên giấy hay trên gỗ… Bất cứ chỗ nào cũng có thể chơi được cả. Bàn chơi là một hình chữ nhật được chia thành 10 ô vuông, ở 2 hàng, mỗi hàng 5 ô. Ở hai đầu phần chiều rộng sẽ có thêm 2 nửa hình tròn. Các ô vuông sẽ được coi là ô dân và 2 ô bán nguyệt ấy sẽ được coi là ô quan.
  • + Quân chơi: Vật dụng có thể làm quân chơi có thể là đá, sỏi.. miễn sao vừa tay người chơi cầm là được. Đặc biệt, ô quan luôn chỉ có 2 viên, mà 2 viên này lớn hơn hẳn so với các quân chơi trong ô dân. Số dân thì không giới hạn, nhưng thường là 50 và được chia đều ra các ô vuông.
  • + Người chơi: Thường thì sẽ có 2 người chơi ngồi đối diện nhau. Ngoài ra còn có biến thể thành 3 người chơi hoặc 4 người chơi…
Xem thêm:  Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

– Cách chơi:

  • + Người giành chiến thắng sẽ là người có số dân được quy đổi cùng số dân của mình cộng lại là nhiều nhất.
  • + Đầu tiên người chơi sẽ thoả thuận với nhau xem ai đi trước, thường thì cả hai sẽ oẳn tù tì, ai thắng sẽ được đi trước. Người này sẽ lựa chọn một ô dân bất kỳ của mình, nắm hết số dân trong đó rồi lựa chọn lối đi mà rải từng quân xuống một ô. Cứ 1 viên sẽ đặt trong 1 ô.
  • + Nếu sau khi rải hết mà ô tiếp theo là một ô vuông thì lại tiếp tục như thế theo chiều bản thân đã chọn. Còn nếu rải hết mà tiếp theo là 2 ô trống thì sẽ mất lượt và dành cho người tiếp theo.
  • + Nếu liền sau đó là một ô vuông trống rồi tiếp đến là một ô có quân thì người chơi được lấy hết số quân trong đó và để ra ngoài, khi kết thúc sẽ tính điểm cho mình.
  • + Còn nếu đến lượt đi mà 5 ô của người chơi đối diện mình lại không có bất kỳ một quân nào thì bản thân phải đem quân của mình ra rải mỗi ô 1 quân. Nếu không đủ thì phải vay quân của đối phương rồi sẽ trả lại khi tính điểm.
  • + Trò chơi sẽ dừng lại khi mà ô quan và ô dân không còn quân nào cả. Hoặc ô quan không còn quân nào, ô dân vẫn còn quân thì ô quan ở phía người nào sẽ tính số quân về bên người đó.
Xem thêm:  Viết thư cho bạn cũ kể về chuyến thăm lại trường xưa

* Ý nghĩa của trò chơi là gì?

– Đây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc với trẻ em Việt Nam xưa. Là một nét đẹp trong văn hoá dân gian của đất nước ta.

– Không chỉ vậy, ô ăn quan còn đi vào trong văn học, nghệ thuật nữa.

  • + Các nhà thơ như Xuân Quỳnh, Lữ Huy Nguyên đã có những bài thơ về trò chơi này như:

              “Những ô ăn quan, que chuyền, bài hát

              Những đầu trần, chân đất, tóc râu ngô

              Quá khứ em đâu chỉ ngày xưa

               Mà ngay cả hôm nay thành quá khứ…”

(Thời gian trắng – Xuân Quỳnh)

  • + Này cũng là đề tài cho cách bức tranh của trẻ thơ hay các hoạ sĩ như bức tranh lụa “Chơi ô ăn quan” được làm từ lụa năm 1931 của hoạ sĩ Nguyễn Phan Chánh…

III, KẾT BÀI

– Khái quát lại và nêu lên suy nghĩ của bản thân, tình cảm của mình với trò chơi dân gian này.

Nguồn Internet