Dàn ý nghị luận Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Hướng dẫn làm bài văn nghị luận về câu tục ngữ câu nói lời nói chẳng mất tiền mua ngữ văn lớp 9, dàn bài về lời nói cách ứng xử trong cuộc sống. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển trải dài theo lịch sử, đến nay con người đã học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm và vốn sống quý báu. Trong đó phải kể thành công trong cách xây dựng và duy trì các mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng. Để làm được điều đó, ngoài sự thân thiện và chân thành trong suy nghĩ và cách cư xử con người còn phải chú trọng lời ăn tiếng nói. Ông bà xưa thường dạy “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Có thể nói, lời nói cũng là phương thức quan trọng trong giao tiếp giúp mở rộng tấm lòng và gắn kết con người lại với nhau trong mối quan hệ thiện hữu. Dưới đây là dàn ý chi tiết giúp bạn định hướng và triển khai bài viết nghị luận “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” một cách hệ thống hơn.


Trong nói năng giao tiếp các bạn nên lựa những lời nói hay tránh gây ra những mẫu thuẫn không đáng có. Tất nhiên là chỉ hay chứ ko mang tính chất nịnh bợ

DÀN Ý BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ CÂU NÓI: LỜI NÓI CHẲNG MẤT TIỀN MUA

I. MỞ BÀI

Xem thêm:  Soạn bài chị em Thúy Kiều lớp 9 đầy đủ hay nhất

Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Khái quát nhận định cá nhân về câu nói (đúng, ý nghĩa, sâu sắc,…).

II. THÂN BÀI

Giải thích ý nghĩa câu nói:

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” có thể hiểu là: khi nói năng, giao tiếp với nhau thì nên thận trọng trong việc sử dụng ngôn ngữ. Lời lẽ trước khi thốt ra cần suy nghĩ kĩ tránh lỡ lời làm xúc phạm hay xấu đi mối quan hệ với mọi người xung quanh. Câu nói mang ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của lời nói đối với con người và khuyên ta nên thận trọng, suy nghĩ kĩ trước khi ăn nói.

Lợi ích của việc nói năng lựa lời, thận trọng:

  • Làm hài hòa mối quan hệ giữa người và người trong giao tiếp.
  • Giảm bớt mâu thuẫn, bất hòa trong xã hội.
  • Người nghe dễ dàng tiếp nhận và đồng tình với vấn đề được nói đến.
  • Thể hiện nét lịch sự, văn hóa trong giao tiếp ứng xử.
  • Hạn chế cảm xúc tiêu cực và tổn thương cho người nghe đồng thời vẫn thực hiện được mục đích giao tiếp.

Tác hại của việc nói năng thiếu suy nghĩ:

  • Chạm vào lòng tự ái, xúc phạm đến người nghe khiến họ khó tiếp nhận vấn đề thậm chí khó chịu đồng thời không đạt được hiệu quả giao tiếp.
  • Làm rạn nứt các mối quan hệ với người xung quanh, dễ gây ra tranh chấp, xung đột.
  • Thể hiện sự kém văn minh, kéo thấp vẻ đẹp văn hóa nơi con người.
Xem thêm:  Văn học và tình thương

Lời khuyên:

  • Nên suy nghĩ thật kĩ trước khi nói.
  • Học cách lựa chọn ngôn từ phù hợp để vừa thực hiện đúng mục đích giao tiếp vừa thể hiện được sự văn minh và tránh gây ra cảm xúc tiêu cực cho đối phương.
  • Nói năng lựa lời không có nghĩa là thiếu thẳng thắn mà là chọn lời nói khéo léo để truyền đạt sự thật.
  • Không nên nói năng tùy tiện, thiếu suy nghĩ vì mỗi chúng ta đều phải chịu trách nhiệm về lời nói của mình.

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại ý kiến cá nhân về câu nói “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” (câu nói đúng, giàu ý nghĩa, lời khuyên chân thành và sâu sắc,…). Đúc kết bài học kinh nghiệm.

Nguồn Internet