Văn mẫu THCS

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Bài làm

Nguyễn Dữ được biết đến là một trong những tác giả nổi tiếng của văn chương Việt Nam thời kỳ trung đại, phong cách văn chương của ông rất độc đáo, đó là những câu chuyện của thế giới thực, xã hội thực, những câu chuyện rất đời thực nhưng lại được hóa bằng góc nhìn của những yếu tố kỳ ảo. Tuy nhiên, một điều đặc biệt là dù có nhào nặn tác phẩm của mình bằng chất liệu gì đi chăng nữa, giá trị tác phẩm vẫn rất sáng ngời, ý nghĩa nhân văn rất rộng lớn. Một trong những tác phẩm giúp ông thành danh nhất phải kể đến Truyền kỳ mạn lục. Trong tác phẩm lớn này có câu chuyện về người vợ trẻ tên Vũ Nương được coi là câu chuyện có độ phổ biến với công chúng bạn đọc hết sức sâu sắc.

Nguyễn Dữ có ý đồ rất rõ ràng với nhân vật của mình, chính bởi vậy, ngay từ đầu tác phẩm, ông đã có những câu văn chốt hạ tổng quan về nhân vật của mình: “tính tình thùy mị nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”. Số trời đã định, luật phong kiến hãy còn, cô gái đẹp người đẹp nết những con nhà nghèo ấy được ướm gả cho gia đình Trương Sinh – một gia đình phú hộ trong vùng.

Xem thêm:  Đề số 20: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lý “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.

Với cái được chẳng khác nào: “chuột sa hũ nếp” đó, Vũ Nương nhận thức được rõ rệt vô cùng. Lấy chồng, Vũ Nương xác định cho mình gia đình sẽ là điều quan trọng nhất, cái cô cần quan tâm nhất. Còn anh chồng giàu nhưng tính không sang, nhân phẩm và tính cách được bao bọc trọn vẹn bởi những thói đời điều luật hà khắc của xã hội phong kiến nam quyền, trọng nam khinh nữ. Thế nhưng, Vũ Nương không có chút mảy may nghĩ ngợi, trọn vẹn tình yêu thương dành cho chồng và gia đình. Hay tính chồng, hàng ngày nàng hết sức lựa khôn khéo, từ hành động đến lời nói cũng trước sau, thiệt hơn, không lúc nào để vợ chồng phải gặp chuyện bất hòa. Vì nghĩa trung quân, ái quốc mà chồng nàng bắt buộc phải tòng quân đi lính, nàng xót xa vô cùng. Một lòng một dạ ở nhà đợi chờ chồng, lúc nào lòng cũng hướng về chồng, cũng ước nguyện những điều tốt đẹp, bình an đến với chồng của mình, lúc nào cũng chỉ mong ngóng tâm nguyện chồng được trở về, gia đình đoàn tụ sống cuộc sống bình yên sớm tối bên nhau. Ước mong bình dị ấy có phải đối với nàng vẫn là quá cao sang?

cam nhan ve nhan vat vu nuong trong chuyen nguoi con gai nam xuong cua nguyen du - Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong Chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương

Chồng đi lính chiến nguy hiểm, xa xôi, Vũ Nương thấm thía và thấu hiểu vô cùng. Nàng luôn tâm niệm một điếu sẽ cố gắng hết lòng vì gia đạo để chồng nàng có thể yên tâm nơi chiến trường. Nàng thương mẹ chồng của mình như mẹ ruột vậy, hết sức chăm sóc, khuyên lơn. Mẹ chồng nàng vì thương nhớ, lo lắng cho con mà sinh bệnh, nàng cũng không từ trăm phương ngàn cách thuốc thang, lễ bái thần phật cho mẹ chồng, mẹ chồng nàng cũng thấm thía vô cùng tình cảm của người con dâu đảm.

Xem thêm:  Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 4 – Tuần 33

Một mình gánh vác việc gia đình, một mình nuôi con thơ, cũng vì quá thương nhớ chồng và những mong người con có thể cảm nhận được tình cảm của người cha mà Vũ Nương đã nghĩ ra chuyện chỉ vào bóng mình trong vách những lúc tối khuya và nói với con hình ảnh trong vách đó chính là ba nó, để nó thấy được trong cuộc sống hàng ngày của nó không chỉ có mẹ mà còn có cha luôn đồng hành và quan tâm. Nhưng có ai ngờ, mọi mối bi kịch, ai oán của cuộc đời nàng lại bắt nguồn từ đây.

Điều tâm niệm bấy lâu nay của nàng trở thành hiện thực, chồng nàng lính tráng bình an trở về nhưng đoàn tụ không thấy đâu, hạnh phúc gia đình không còn bao giờ có thể tìm lại nữa, chỉ vì nghe lời con thơ, không chịu tìm hiểu đầu đuôi sự tình câu chuyện, ghen tuông mù quáng mà Trương Sinh nhẫn tâm kết tội người vợ của mình – Vũ Nương là lăng loàng, không chung thủy, không chịu nghe giải thích, cơn giận đùng đùng đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương hết sức phân trần nhưng hoàn toàn vô vọng, không còn đường lui, nàng nhảy xuống sông tự tử mong rửa sạch được nỗi oan trái này. Vậy là hạnh phúc của một gia đình cũng tan thành mây khói chỉ trong một khoảnh khắc, không thể cứu vãn nữa.

Bi kịch của Vũ Nương có nguyên cơ nằm trọn trong những quy định hà khắc trong lễ giáo phong kiến xưa khi mà xã hội bất bình đẳng giới, trọng nam khinh nữ. Người đàn ông có quyền hành tối thượng trong gia đình, có thể năm thê bảy thiếp nhưng người đàn bà chỉ có quyền chịu đựng và phục tùng. Vũ Nương cũng như biết bao những kiếp người phụ nữ khác trong xã hội phong kiến, bị cái gọi là “ nữ nhi thường tình”, bị cái tam tòng và tứ đức đeo gông suốt đời. Đau xót vô cùng.

Xem thêm:  Kể về một người bạn mới quen của em

Minh Tuệ

Post Comment