Văn mẫu THCS

Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân tuyệt hay

về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân

Bài làm

Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn chương Việt Nam với phong cách hành văn rất độc đáo, đi sâu tả thực vào đời sống nhân vật và hầu như những nhân vật văn chương của ông rất dễ tìm thấy trong đời thực. Ông cũng được mệnh danh là nhà văn của những người nông dân với những tác phẩm chuyên trị đề tài này, một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông khi viết về những người nông dân có thể kể đến tác phẩm Làng với nhân vật điển hình ông Hai. Câu chuyện về cuộc đời cũng như lòng yêu nước của ông mang đến cho người đọc những ấn tượng và sự xúc động vô cùng mạnh mẽ.

Ông Hai của hiện tại thuộc diện dân ngụ cư đi tản cư do sự điều động của kháng chiến. Như biết bao nhiêu người nông dân khác, như biết bao gia đình nông dân khác, ông bắt buộc phải tuân thủ điều lệnh của kháng chiến, phải rời bỏ ngôi làng thân yêu của mình để đến sinh sống ở một nơi khác. Như vậy, ông và gia đình sẽ đảm bảo hơn rất nhiều về sự an toàn. Nhưng đối với ông Hai điều đó thật sự rất khó khăn với ông, bởi ông yêu làng mình tha thiết, yêu vô cùng, đó là nơi chôn rau cắt rốn của ông và quả thực từ trước đến nay, chưa bao giờ ông nghĩ rằng, ông phải rời xa mảnh đất ấy. Nhưng cũng có một điều quan trọng hơn rất nhiều, đó là ông không muốn rời xa ngôi làng của mình trong hoàn cảnh và tình hình kháng chiến đang sôi sục như hiện tại, bởi ngôi làng chợ Dầu của ông có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ và lớn lao vô cùng, ông cũng muốn được ở lại làng để được hòa chung vào không khí cách mạng ấy, ông muốn làm được điều gì có ích cho cho ngôi làng của mình. Nhưng ước nguyện của ông không được trọn vẹn như ông muốn. Ông đã từng sống chết một mực đòi ở lại làng nhưng cũng chỉ vì gia đình mà ông đành buông xuôi, và điều đó khiến tâm can của ông lúc nào cũng day dứt, điều đó làm ông rất đau lòng.

Xem thêm:  Phân tích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” lớp 10

Ở nơi tản cư, lòng ông luôn thiết tha hướng về quê hương, quen được những người hành xóm mới, những người bạn mới, ông có nhiều chuyện để trút bầu tâm sự, trong đó đại đa số chủ xoay quanh chuyện về làng chợ Dầu, cứ mỗi lần nhắc đên ngôi làng thân yêu của mình và ông lại thấy vui và háo hức đến kì lạ, đôi mắt ông sáng ngời sự xúc động: “Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”. Ông tự hào vì làng ông có tin thần kháng chiến vô cùng tuyệt vời, ông luôn nhớ đến những buổi tập quân sự mà: "Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai", rồi sự đoàn kết trong việc làm những công trình phục vụ cách mạng: "Nhất là những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông thì làm công trình không để đâu hết"…cứ nghĩ đến thôi là lòng ông đã không khỏi những rạo rực xốn xang.

cam nhan ve nhan vat ong hai trong tac pham lang cua nha van kim lan tuyet hay - Cảm nhận về nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân tuyệt hay

Cảm nhận về nhân vật ông Hai

Không chỉ tích cực khoe về làng, ông còn tích cực đọc báo và theo dõi tin tức kháng chiến, ông luôn mong ngóng những điểm sáng, sự tích cực về cách mạng, không chỉ bởi tấm lòng hướng về Tổ quốc của ông là lớn lao vô cùng mà còn là một ước nguyện rất thiết thực, đó là mong sao cách mạng thắng lợi để ông còn có trở về quê hương.

Xem thêm:  Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Tuy nhiên, không thể ngờ rằng có một ngày tình yêu quê hương đất nước của ông lại phải đối mặt với một thử thách to lớn đến thế. Ông nghe tin làng mình theo Tây, điều đó khiến ông đau đớn tột cùng, tâm trạng của ông thực sự rơi xuống vực thẳm. Suốt mấy ngày trời ông không dám đi đâu, chỉ ru rú trong nhà, ông buồn tủi vô cùng. Ông có nhiều sự hoài nghi và ngờ vực về mức độ tin cậy của chuyện đó, nhưng cứ nghe thấy bên ngoài người ta bàn tán xôn xao là ông lại không khỏi giật mình nơm nớp hơn. Không biết tâm sự cùng ai cho thấu nỗi niềm này, ông kéo cậu con trai đến bên mình rồi hỏi chuyện vu vơ:

"-Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

-Là con thầy mấy lỵ con u.

-Thế nhà con ở đâu?

-Nhà ta ở làng chợ Dầu.

-Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

-Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

-À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ".

Xem thêm:  Cảm nhận về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh

Đoạn văn tuy ngắn ngủi nhưng lại bao hàm ý nghĩa tư tưởng rộng lớn vô cùng. Tấm lòng và nhân cách của ông Hai sáng ngời qua từng câu nói, câu hỏi đối với người con trai. Ông yêu làng mình vô cùng, ngôi làng bao trọn những cảm xúc trong ông, là niềm vui, là nỗi buồn, là lý tưởng sống của ông. Nhưng hơn thế nữa đó là tình yêu làng quê gắn bó và hòa quyện cùng tình yêu đất nước để rồi dù có đau đớn đến tột độ thì ông cũng vẫn dằn lòng vì lý tưởng lớn lao hơn, đó là chọn cách mạng với đồng bào, với Tổ quốc.

Câu chuyện về số phận của ông Hai truyền nhiều cảm hứng tích cực cho người đọc vô cùng, một người nông dân chân nấm tay bùn nhưng lại có tinh thần cách mạng, tinh thần dân tộc to lớn và mãnh liệt, tình cảm đó lại được thể hiện một cách rất tự nhiên và thấm thía.

Minh Tuệ

Post Comment