Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng
Bài làm
Trong các sáng tác nổi bật của thời Trần, nhất là những sáng tác mang đậm tinh dần dân tộc, tinh thần vệ quốc thì Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão là một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất, có độ phổ biến trong lòng công chúng nhất. Tác phẩm nói lên những niềm trăn trở, những ước mơ và khát vọng của một đấng nam nhi đại trượng phu về tương lai của đất nước, của nhân dân. Tất cả những tôn chỉ hành động của một nam nhân chân chính là đều hướng về Tổ quốc, hướng về lợi ích chung.
Tác phẩm Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão mang đậm khí thế của hào khí Đông A rực rỡ trong những trang văn lịch sử. Là một câu chuyện nói lên tiếng lòng của một con người có tấm lòng yêu nước mãnh liệt và cao khiết.
Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.
(Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.)
Đất nước ta trong suốt chiều dài lịch sử được biết đến là một đất nước phải chịu nhiều nỗi mất mát về nạn giặc ngoại xâm, dân tộc ta rất nhỏ bé nhưng lại luôn phải đối mặt với những kẻ thù hết sức hung bạo và đáng sợ. Tuy nhiên, qua biết bao biến cố thăng trầm, thì nước ta không những không bị đánh bại mà ngày càng trưởng thành, ngàny càng mang một tâm thế cao hơn. Tinh thần dân tộc đặc biệt là tinh thần đoàn kết và tinh thần yêu nước ngày càng được thể hiện sâu sắc và mạnh mẽ. Kẻ thù rất mạnh và hung bạo nhưng nhân dân ta cũng có sức mạnh của sự đoàn kết "ba quân", không có bão tố nào không thể vượt qua, không có kẻ thù nào không thể đánh thắng.
Kẻ thù càng mạnh, lòng quyết tâm của quân ta càng cao, không dễ dàng bị khuất phuc, không dễ dàng để bị đàn áp. Quân và dân ta luôn sẵn sàng trong tư thế anh dũng, kiên cường đồng lòng dốc sức bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc đáng có của nhân dân.
Những bậc nam nhi trong thiên hạ đều được giao trọng trách và trách nhiệm bảo vệ đất nước, chính những điều đó mà trên người những người quân tử luôn mang những vấn vương, và công nợ đối với đất nước. Trong hai câu thơ đầu dường như tác giả đang thể hiện khí phách của những anh hùng dân tộc, đó là sức mạnh của sự kiên cường, lòng quyết tâm và còn thể hiện được ý chí anh dũng thực hiện được những trọng trách và mang lại nhiều tác dụng lớn trong cuộc đời của tác giả, những điều đó đã tạo nên được cho chúng ta thấy một con người có tinh thần và trách nhiệm cao đối với đất nước và đối với những người dân nghèo của dân tộc:
Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.)
Công danh của những đấng nam nhi, phải xuất phát từ một tấm lòng yêu nước, thương dân, công danh và sự nghiệp đó họ phải đánh đổi bằng xương máu của chính mình, nhưng dù khó khăn, gian nan và vất vả, nhưng họ vẫn không nản chí, mà luôn vượt qua để đạt được những công danh và sự nghiệp bất ngờ đối với chính dân tộc của mình. Những tình cảm của những đấng nam nhi đều được tạo nên từ những đều đơn giản nhất, đó là sự quyết tâm bảo vệ nền độc lập tự do cho dân tộc.
Hai câu thơ sau, Phạm Ngũ Lão đưa ra quan niệm về công danh, hay chính là quan niệm về chí làm trai trong xã hội phong kiến, liên quan đến thi cử, lập thân, đỗ đạt để ra làm quan. Quan niệm của Phạm Ngũ Lão có sự bi đổi mới mẻ: chí làm trai, công danh chính là sự gánh vác của con người với sự nghiệp lớn lao của đất nước, làm rạng danh dân tộc, làm vẻ vang quê hương. Quan niệm giặc còn, nợ công danh vẫn còn của ông thể hiện ý chí chiến đấu bền bỉ, lòng quyết tâm chống giặc mạnh mẽ. Người tráng sĩ phải có chí lớn, có trách nhiệm với quốc gia, dân tộc.
Nếu công danh là chí, thì nợ thì thẹn công danh cũng là điều dễ hiểu. Phạm Ngũ Lão mượn cách nói ước lệ, sử dụng điển tích, điển cố mà gửi gắm tâm trạng của mình. Đó vừa là sự khiêm tốn, tế nhị, vừa là sự khẳng định một cách đúng mực cái tôi của chính mình. Người đọc nhận ra cái thẹn cao cả, phải là người anh hùng. Hào khí Đông A, tinh thần yêu nước không thể hiện bằng triết lí khô cứng mà là sự giãi bày nỗi lòng của tác giả, được viết ra bằng một giọng văn súc tích, “quí hồ tinh bất quí hồ đa”.
Minh Tuệ