Văn mẫu THPT

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão tuyệt hay

về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Bài làm

Phạm Ngũ Lão là một trong những nhân vật vô cùng kiệt xuất, là một danh sĩ, một vị tướng đầy tiếng tăm của thời đại nhà Trần. Ông mang trong mình tinh thần trung quân ái quốc vô cùng sâu sắc. Qua sử sách và qua cả các tác phẩm của ông mà tiêu biểu nhất là bài thơ Tỏ lòng, chúng ta có thể thấy rõ được điều đó.

Trong sử sách Việt Nam, thời đại nhà Trần cùng hào khí Đông A quả thực là một mốc soi chói lọi và lừng lẫy. Trải qua bao nhiêu những dấu mốc lịch sử khác, hào khí ấy vẫn mãi sôi nổi, vẫn mãi vẹn nguyên giá trị, làm rạng danh tinh thần nước nhà. Trong tác phẩm Tỏ lòng, nhà thơ Phạm Ngũ Lão đã có những tâm sự, những chia sẻ rất chân thành về chí làm trai cũng là một trong những nguồn năng lượng tạo nên hào khí Đông A rực lửa ấy:

"Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu “

Bài thơ được Phạm Ngũ Lão sáng tác trong mốc lịch sử nước ta phải đối mặt với kẻ thù cướp nước Nguyên – Mông, và đây là lần thứ 2 chúng thực hiện dã tâm đó. Phạm Ngũ Lão là một nhân vật kiệt xuất của thời đại nhà Trần, trước nguy biến của đất nước, ông không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Với những nỗi trăn trở về sự mạnh yếu, với niềm kiêu hãnh của một quốc gia có bề dày lịch sử, với cái tôi oai nghiêm và ngạo nghễ ông mang trong mình nhiệt huyết đánh giặc đền nợ nước hết sức cao khiết.

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm “Đôi mắt” của Nam Cao- văn lớp 12

cam nhan ve bai tho to long cua pham ngu lao tuyet hay - Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão tuyệt hay

Cảm nhận về bài thơ Tỏ lòng

Bài thơ đã khái quát trọn vẹn bức chân dung người anh hùng đời Trần. Đó là một tư thế hiên ngang hào sảng, một khí phách mạnh mẽ, một hoài bão cao đẹp. Những đường nét ấy chỉ có thể được làm nên bởi một thời đại mà niềm tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm đối với giang sơn xã tắc là một ngọn lửa hừng hực cháy trong tim mỗi người dân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh người anh hùng trong tư thế hiên ngang.


                                     "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tính chất hiên ngang thể hiện trong hình ảnh chiếm lính không gian ("Cầm ngang ngọn giáo, đứng giữa non sông") và chiếm lĩnh hết  ("đã mấy thu" rồi). Không gian đo bằng chiều dài đất nước, thời gian đo bằng tháng năm… Tất cả làm nên một tượng đài về người anh hùng mà linh hồn của tượng đài ấy là ý thức lớn lao về trách nhiệm bảo vệ tổ quốc. Điều ấy đã trở thành tinh thần của không chỉ những người anh hùng nhà Trần, mà còn tiêu biểu cho tinh thần dân tộc, làm nên truyền thống bất khuất, kiên trung của biết bao thế hệ yêu nước trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
 
Cùng với một tư thế hiên ngang, hình ảnh người anh hùng trong bài thơ còn được khắc họa bởi một sức mạnh phi thường. Nếu câu thơ đầu tiên là biểu tượng về tinh thần dân tộc thì câu thơ thứ hai là biểu tượng của khí thế dũng mãnh của một đội quân, một khối đoàn kết, một khối sức mạnh không gì địch nổi:

Xem thêm:  Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu

Nhưng có lẽ đẹp hơn cả, hào hùng hơn cả là hoài bão cao đẹp của người anh hùng:
                                          

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu “

Vũ Hầu Gia Cát Lượng là tấm gương của tinh thần cống hiến, là hình ảnh lí tưởng của kẻ nam nhi lập công danh và được lưu truyền trong sử sách. Người nam nhi trong bài thơ, trước tấm gương Gia Cát Lượng đã "thẹn" với chính mình vì món nợ công dang chưa trả xong. Đó là cái "thẹn" cao cả, cái "thẹn" chỉ có thể có được ở những ý thức sâu sắc hơn ai hết về nghĩa vụ làm người, về trách nhiệm của kẻ làm trai trong trời đất. Chính cái thẹn ấy đã làm nên vẻ đẹp, làm nên chiều sâu bên trong của bức chân dung người anh hùng thời nhà Trần, làm nên một thời đại rạng danh sử sách bởi ý chí quật cường và tinh thần "Sát Thái".

Bài thơ mang những giá trị tinh thần thời đại vô cùng sâu sắc, những vần thơ nói lên sự trăn trở, những ước mong của một bậc đại trí đối với trách nhiệm của "chí làm trai với sự phát triển của cộng đồng quốc gia dân tộc, điều đó đáng quý, đáng ngưỡng mộ và cảm động vô cùng, Phạm Ngũ Lão đích thực là kẻ "trai lo chí lớn" góp phần không nhỏ tạo nên những dấu ấn khó quên trong dòng chảy lịch sử về tinh thần của con người Việt Nam với Tổ quốc và nhân dân.

Xem thêm:  Nghị luận về văn học và tình thương

Minh Tuệ

Post Comment