Cảm nhận về bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
Bài làm
Quang Dũng là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ trẻ thời chống Pháp cứu nước. Thơ của ông là sự hướng tới cái đẹp của đời sống giản dị xung quanh, ông là nhà thơ của cách mạng nhưng cũng là nhà thơ lãng mạng với những cảm xúc thơ hết sức dung dị, chân thành, phảng phất phong vị của kẻ tài hoa, bay bổng. Một trong những sáng tác nổi tiếng nhất của ông, cũng là một trong những tác phẩm có độ phổ biến với công chúng sâu rộng nhất của ông có thể kể đến Tây Tiến. Tác phẩm có góc nhìn rất cận cảnh về cuộc sống chiến đấu khó khăn, gian khổ của người lính Tây Tiến cả trong sinh hoạt và chiến đấu, đồng thời thấy được vẻ đẹp bị tráng của người lính Tấy tiến về tinh thần chiến đấu, tư thế chiến đấu, lý tưởng cách mạng và tâm hồn biết hy sinh vì cái chung, vì sự nghiệp cách mạng chung cả cả dân tộc.
Bài thơ được trích từ tác phẩm “Mây đầu ô, được tác giả viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh (Hà Tây), khi ông đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ là đoàn quân Tây Tiến. Lúc đầu bài thơ có tên “Nhớ Tây Tiến”. Sau bỏ “Nhớ” giữ lại “Tây Tiến” vì Quang Dũng cho rằng bài thơ vốn đã tràn đầy nỗi nhớ, người đọc sẽ cảm thấy. Bài thơ nảy sinh trong “những năm tháng không thể nào quên”, từ một môi trường sống và chiến đấu “không thể nào quên”.
Thiên nhiên Tây Bắc và chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến trên nền thiên nhiên đó là một trong những niềm thương nỗi nhớ sâu sắc trong lòng của Quang Dũng. Đoạn thơ mở đầu bằng nỗi nhớ bao trùm cả không gian, thời gian:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.”
Kiểu câu cảm thán và thán từ “ơi”, gợi một nỗi nhớ không kìm nén nổi trong lòng, bật lên thành tiếng gọi thiết tha. “Tây Tiến ơi!”, nỗi nhớ da diết cất thành tiếng gọi thân thương, trìu mến. “Nhớ chơi vơi” là nỗi nhớ mênh mông, không định hình, không theo trình tự thời gian và không gian, cứ dâng trào theo cảm xúc của nhà thơ. Vần “ơi” được lặp hai lần tạo nên âm hưởng câu thơ ngân dài, lan tỏa. Từ “Nhớ” cũng được lặp lại hai lần nhắn mạnh và khắc sâu thêm nỗi nhớ:
“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
Sài Khao, Mường Lát…các địa danh được liệt kê gợi lên sự xa xôi, hẻo lánh, hoang vu. “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” có ý sương dày đặc như muốn ngăn cản bước chân, che lắp bóng dáng đoàn quân Tây Tiến. Tuy nhiên những vần thơ lại nhẹ nhàng ngay với tứ thơ: “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”. Cách sử dụng từ ngữ lạ hóa: Sương lấp, đêm hơi” và từ nhân hóa: “ hoa về” gợi lên vẻ đẹp của núi rừng, thiên nhiên khắc nghiệt nhưng có hồn, sống động, nên thơ huyền ảo:
“Dốc lên khúc khuỷ, dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
Điệp từ “dốc”, từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” cùng nhiều thanh trắc diễn tả lại chặng đường hành quân đầy khó khăn, trắc trở, gây cảm giác nghẹt thở. Các từ láy diến tả độ cao hun hút, với con đường khúc khuỷu, độ sâu của dốc thăm thẳm, thiên nhiên nơi đây nổi bật với vẻ hoang sơ ít dấu chân của con người, của sự sống. Tuy nhiên, không vì thế mà những người lính cảm thấy vô vị, họ vẫn luôn lạc quan yêu đời, trong tình huống nào cũng vẫn giữ được tinh thần không sợ khó, không sợ khổ, vẫn luôn hài hước, tinh nghịch: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời” .
“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Nhịp thơ 4/3 + nghệ thuật đối, câu thơ như bẻ đôi , dốc vách đá dựng đứng.Thiên nhiên Tây Bắc rất dữ dội nhưng con người vẫn phải chinh phục và vượt qua nó. Có thể nói trong thơ Quang Dũng vừa có nhạc, vừa có họa, vừa có chất thơ. Ông đã thể hiện bức tranh Tây Bắc thật sống động, vừa hiểm trở, dữ dội mà vừa thơ mộng, lãng mạng nên thơ. Tuy nhiên, những chặng đường hành quân phía trước không chỉ dừng lại ở những điều đó, những người lính còn phải vuợt qua cảnh núi rừng hoang sơ, hùng vĩ :
"Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”
Những tên miền đất lạ "Mường Hịch", những hình ảnh giàu giá trị gợi hình "thác gầm thét", "cọp trêu người": Càng làm tăng thêm vẻ hoang dã của miền đất dữ, các chiến sĩ Tây Tiến thường xuyên đối mặt với nguy hiểm. Trên những chặng đường ấy, đối mặt với biết bao hiểm nguy ấy, nhiều người lính đã ngã xuống vì kiệt sức khiến cho người ta thấy xót xa vô cùng vì sự hy sinh đó:
“Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời”
Cuộc sống nơi chiến trường khắc nghiệt vô cùng, và những người lính chỉ có thể tự mình chống trả đồng thời lấy thêm tinh thần từ những người đồng bào của mình. Sau bao nhiêu gian khổ, những người lính tạm dừng chân trong một bản làng nào đó, quây quần bên nhau bên cạnh nồi cơm dẻo thơm. Nếp Mai Châu vốn đã thơm, hương nếp đầu mùa càng thêm thơm, lại được trao từ tay em: làm giảm bớt sự căng thẳng, nghiệt ngã
“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.
Tình cảm của con người vùng Tây Bắc thật đẹp, đó cũng chính là một trong những động lực lớn giúp các chiến sĩ có thể vượt qua được những khó khăn trên chặng đường kháng chiến đầy gian lao, vất vả, đoàn quân Tây Tiến đã trải qua cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng cũng ấm áp tình người.
Vẻ đẹp lãng mạng cỉa những người lính Tây Tiến là một trong những điểm nhấn quan trọng trong suốt hành trình thơ của Quang Dũng về với mảnh đất kỉ niệm và đoàn quân yêu thương thuở xưa. Hình tượng người lính Tây Tiến xuất hiện với một vẻ đẹp đậm chất bi tráng:
“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừn gởi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Hình ảnh “không mọc tóc” gợi ra sự thật nghiệt ngã nhưng đậm chất ngang tàn của người lính Tây Tiến. Và cùng với ới nghệ thuật đối lập "không mọc tóc, “quân xanh” – dữ oai hùm" gợi lên dáng vẻ xanh xao tiều tuỵ vì sốt rét, vì sốt rét nhưng vẫn toát lên dáng vẻ oai như những con hổ chốn rừng thiêng, làm nổi bật tính cách dũng cảm của người lính. Sự oai phong lẫm liệt còn được thể hiện qua ánh mắt “Mắt trừng”: ánh mắt dữ dội, rực cháy căm hờn, mang mộng ước giết kẻ thù. Và sâu thẳm trong tâm hồn của họ là những nét đẹp lãng mạng, hào hoa, một trái tim mãnh liệt những khao khát yêu đương:
“Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Chiến tranh gian khổ và ác liệt vô cùng, chính vì vậy sự hy sinh là điều không thể tránh khỏi, đoàn quân Tây Tiến cũng đã không biết bao lần phải chứng kiến cảnh sự ra đi của đồng đội mình, đau đớn lắm nhưng cũng tự hào lắm vì đó là sự hy sinh anh dũng và cao thượng:
“Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”
Các từ Hán Việt cổ kính, trang trọng “biên cương, mồ viễn xứ” tạo không khí trang trọng, âm hưởng bi hùng làm giảm đi hình ảnh của những nấm mồ chiến sĩ nơi rừng hoang biên giớii lạnh lẽo, hoang vu. Vẻ đẹp bi tráng còn được thể hiện qua khí phách người lính khi dứt áo ra đi là chẳng tiếc thân, nguyện hết lòng, dốc sức hết mình vì sự nghiệp cách mạng chung của đất nước. Bằng những câu thơ mang âm hưởng bi tráng, đoạn thơ khắc họa chân dung người lính từ ngoại hình đến nội tâm, đặc biệt là tính cách hào hoa lãng mạn bi mà không lụy. Họ là những con người đã làm nên vẻ đẹp hào khí của một thời. Đau đớn tột cùng, xoát xa tột độ nhưng cuối cùng thì nhà thơ cũng phải dứt dòng hồi tưởng để trở về với hiện tại:
“Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi"
Cách nói khẳng định: “không hẹn ước, một chia phôi” diễn tả lời thề kim cổ: ra đi không hẹn ngày về, một đi không trở lại thể hiện sự gắn bó máu thịt của nhà thơ với những gì đã qua. “Tây Tiến mùa xuân ấy”: đã trở thành một thòi điểm lịch sử không trở lại, thời của sự lãng mạn, mộng mơ và hào hùng.
Minh Tuệ