Văn mẫu THPT

Cảm nhận về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm tuyệt hay

về bài thơ của

Bài làm

Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ đa tài, hoạt động trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật, ông cũng được biết đến là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ những năm chống Mĩ. Thơ ông có bản sắc và giọng điệu riêng, có nhiều tìm tòi theo xu hướng sáng tạo. Một trong những tác phẩm thành công nhất của ông, có độ phổ biến với công chúng sâu rộng nhất của ông có thể kể đến Trường ca Mặt đường khát vọng. Trong tác phẩm, cảm xúc đậm nét nhất có lẽ là những cảm xúc từ đoạn trích nói lên những suy tư và cảm nhận của ông về đất nước.

Trong tác phẩm, tác giả đã có những cái nhìn vô cùng mới mẻ, sâu sắc và đậm chất văn hóa, nhân văn khi nói lên những cảm quan của bản thân mình về đất nước, nơi mình sinh ra và gắn bó cả cuộc đời. Mở đầu đoạn trích, không khó để người đọc nhận ra được màu sắc của những tứ thơ. Cũng bắt nguồn từ thể loại trường ca mà sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình mang đến một màu sắc chín luận giàu chất suy tư và xúc cảm dồn nén.

Đoạn trích có bố cục hai phần: Phần 1: Từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời nới lên những nét riêng trong cảm nhận về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. Phần còn lại tập trung đến tư  tưởng “Đất nước của Nhân dân”, nhân tố chính yếu trong những cảm xúc và cảm quan và nhìn nhận sự vật, sự việc của ông. Tất cả đều có một mục đích biểu hiện duy nhất đó là nói lên cảm nhận về đất nước của riêng tác giả, riêng nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi.

 Đất nước có từ xa xưa, không xác định được mốc cụ thể nào làm cho hình ảnh về đất nước trử lên vô cùng thiêng liêng, rất đáng tò mò để được tìm hiểu, để được biết đến, được cảm nhận rõ rệt hơn về nguồn cội, ta là ai, ta đến từ đâu và sự có mặt của ta trong cõi đời. Tác giả rất tinh tế khi chọn những hình ảnh tự nhiên và bình dị để cảm nhận về đất nước, như vậy, đối tượng tiếp cận sẽ được mở rộng hơn, và cũng hơn thế nữa, chúng ta sẽ có thể dễ dàng thấu hiểu hơn những ý vị thơ ca của ông.

Xem thêm:  Cảm nghĩ về mái trường cấp III của em

  Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi

Đất Nước có từ ngày đó”

Nguyễn Khoa Điềm giúp ta cảm nhận đất nước một cách thật gần gũi, quen thuộc: Đất Nước có trong câu chuyện cổ tích “ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể”, miếng trầu bà ăn, ngôi nhà mình ở, chuyện đánh giặc ngoại xâm, chuyện phong tục tập quán, chuyện tình nghĩa sâu đậm….Đất nước đã có từ thuở xưa, rất xưa và đến thời của chúng ta cũng chính là đã qua rất nhiều những bước tiến của thời gian, của lịch sử, ý nghĩa vô cùng, thiêng liêng vô cùng. Lịch sử lâu đời của đất nước được lưu giữu qua những câu chuyện cổ tích “Trầu cau”, truyền thuyết Thánh Gióng, phong tục tập quán "Tóc mẹ thì bới sau đầu", nền lúa nước "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng" từ đời này qua đời khác, thấm thía qua từng lời kể của bà, của mẹ nuôi con lớn khôn từng ngày. Đất nước được cảm nhận từ chiều sâu văn hoá và lịch sử.

cam nhan ve bai tho dat nuoc cua nguyen khoa diem tuyet hay - Cảm nhận về bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm tuyệt hay

Cảm nhận về bài thơ Đất nước

Nguyễn Khoa Điềm còn mở rộng phạm vi cảm nhậm được đất nước là sự thống nhất hài hoà giữa các phương diện không gian – địa lí, thời gian – lịch sử. Giọng thơ giàu suy tư. Đặt ra câu hỏi để rồi lại tự tìm cách trả lời : Đất nước có từ bao giờ? Theo quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm, đất nước hết sức gần gũi, bình dị. Không bắt đầu từ các sự kiện lịch sử quen thuộc mà lại bắt đầu bằng những hình ảnh thật đời thường, gần gũi với nhân dân. Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu văn hóa lịch sử, có ông cha mới có đến đời con cháu, mới có đến chính bản thân mình. Đó là cách quan niệm mới mẻ và sâu sắc. Tác giả chia tách khái niệm đất nước thành hai yếu tố đất và nước để cảm nhận và suy tư về đất nước một cách sâu sắc và rõ rệt hơn. Đất nước là nơi tình yêu đôi lứa nảy nở:

Xem thêm:  Dàn ý nghị luận xã hội: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường

Đất là nơi anh đến trường…

…đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Vad đất nước bao gồm cả núi sông, rừng bể:

“Đất là nơi …

…  móng nước biển khơi”.

Từ khái niệm trừu tượng, tác giả đã tách ra thành khái niệm cụ thể, dễ hiểu. Đất nước không xa lạ, đất nước hiện hữu ngay trong đời sống. Hình ảnh gợi không gian mênh mông: Niềm tự hào về đất nước trù phú, giàu đẹp, tài nguyên vô tận. Tác giả đặt đất nước trong thời gian đằng đẵng, không gian mênh mông, chiều sâu văn hóa truyền thống. Tác giả đã dựng lên một không gian tuyệt đẹp về đất nước. Đất nước gắn liền với tình yêu. Đất Nước cũng chính là không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: Từ quá khứ "Những ai đã khuất", hiện tại "Những ai bây giờ", đến các thế hệ tương lai "Dặn dò con cháu chuyện mai sau", cứ từ đời này qua đời khác tiếp nối truyền thống. Và một điều hết sức đặc biệt, hết sức thiêng liêng, đó là tất cả đều không quên nguồn cội:

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

Tác giả mở ra các chiều để rồ hướng tới một cái nhìn toàn vẹn và nhiều chiều về đất nước trong chiều dài lịch sử, chiều rộng của không gian địa lí, chiều sâu của văn hóa và phong tục, khiến mạch thơ hướng vào những suy ngẫm về trách nbiệm của thế hệ mình với đất nước. Cuối cùng, mạch thơ  được mở rộng hơn, lan tỏa hơn thể hiện những suy ngẫm, đất Nước không ở đâu xa mà có mặt trong mỗi :

Trong anh và em hôm nay,

Đều có một phần Đất Nước

Mỗi người Việt Nam đều được thừa hưởng một phần vật chất và tinh thần của đất nước, sự hài hoà giữa cái chung – riêng, tình yêu lứa đôi – tình yêu đất nước. Đất nước là sự hài hoà hợp trong nhiều mối quan hệ: cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, để từ đó đất nước được xây dựng trên cơ sở của tình yêu thương và tình đoàn kết dân tộc. Mỗi con người cần có trách nhiệm đối với đất nước của mình. Điệp ngữ “phải biết”, những từ ngữ “máu xương”, “gắn bó”, “san sẻ”, “hoá thân”, cách xưng hô thân mật “Em ơi em”, giọng thơ ngọt ngào tha thiết như lời tâm sự, nhắn gửi chân thành dành cho cũng như bản thân mình, đậm màu sắc văn hóa dân gian

Xem thêm:  Chứng minh rằng phải biết quý trọng thời gian

Tư tưởng đất nước của nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm khai thác đặc biệt từ khía cạnh văn hóa, lịch sử: “ Những người vợ….Bà Đen, Bà Điểm”, Núi vọng phu, Hòn Trống Mái….thể hiện tình nghĩa vợ chồng chung thủy.  Gót ngựa Thánh Gióng, , con rồng… là chứng tích của cộng cuộc xây dựng đất nước, địa danh lịch sử. Núi bút, non nghiên ….thể hiện truyền thống hiếu học. Con cóc, con gà … tên địa danh thành thắng cảnh. Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm…những người anh hùng cứu nước được đặt tên đất tên làng. Và tất cả đều làm nên hình hài của đất nước. Tất cả những tên tuổi địa danh đã đi vào lịch sử ấy đều do nhân dân làm nên, đân dân thổi hồn vào. Đồng ruộng, gò bãi…đều mang dáng hình của ông cha. Chính cuộc đời, cảnh ngộ và số phận của mỗi con người đã hóa thân vào đất nước Đó là cơ sở quan trọng để Nguyễn Khoa Điềm đi tới một quan niệm hết sức mới mẻ và sâu sắc: Tư tưởng đất nước là cuả nhân dân.

Đoạn thơ mang đến cho người đọc nhưng cảm xúc, những suy tư rất có chiều sâu về cội nguồn lịch sử. Sự sống trên cuộc đời là có cội nguồn, có lịch sử và nó thiêng liêng và đáng quý, đáng trân trọng vô cùng. Không những vậy, còn phải biết phát huy và gìn giữ cho thế hệ mai sau.

Minh Tuệ

Post Comment