Văn mẫu THCS

Cảm nhận về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh tuyệt hay

  về bài thơ của Hồ Chí Minh

Bài làm

Hồ Chí Minh là một vị lãnh tự vĩ đại, người cha già của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là một nhà chính trị, nhà quân sự đại tài, Người còn là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc với những tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc gắn bó sâu sắc với vận mệnh của dân tộc. Cảnh khuya là một trong những tác phẩm có độ phổ biến với công chúng bạn đọc rất rộng lớn của Người. Bài thơ khiến ta cảm thấy xúc động khôn cùng trước tấm lòng cao cả, bác ái của Bác dành cho đất nước, dành cho nhân dân.

Bác Hồ đã dành trọn cả tuổi thanh xuân đẹp đẽ, cả cuộc đời vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Đối với Bác tự do cho đất nước, hạnh phúc thực sự cho nhân dân mới chính là lẽ sống cáo khiết của cuộc đời Bác. Tâm tình của Bác lúc nào cũng chan chứa việc nước việc dân. Sinh thời Bác chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, lòng lúc nào cũng hướng về cuộc cách mạng:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Người chiến sí ấy, nhà cách mạng ấy cũng là một thi sỹ mang trái tim, mang nguồn xúc cảm tinh tế và nhạy cảm vô cùng. Bác yêu thiên nhiên non song của đất nước vô ngần. Đối với Bác, thiên nhiê như một người bạn tri âm tri kỷ, mỗi khi nặng lòng lại có thể thả hồn mình abay bổng giữa mây trời để gió cuốn hết nhưng đau thương đi. Bài thơ Cảnh khuya cũng mang không khí hữu tình với thiên nhiên như vây. Bài thơ được Bác sáng tác gữa hoàn cảnh cuộc kháng chiến chống đang trong giai đoạn vô cùn. gay go, quyết liệt. Trên chiến khu , Người dành cho mình chút ngắn ngủi sau những ngày tháng cách mạng mệt mỏi để ngắm nhìn cảnh đêm của núi rừng, một phần máu thịt của đất nước

Xem thêm:  Đề số 19: Em hãy bình luận ý nghĩa của câu tục ngữ: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa"

cam nhan ve bai tho canh khuya cua ho chi minh tuyet hay - Cảm nhận về bài thơ Cảnh Khuya của Hồ Chí Minh tuyệt hay

Cảm nhận về bài thơ Cảnh khuya

Lối viết cũng là lối so sánh độc đáo vô cùng. Tiếng suối trong veo được cảm nhận qua thính giác lại như một bài hát được vang vọng từ xa. Dòng suối quê hương đất nước trong lành và ngọt mát chính là món quà của thiên nhiên hữu tình tặng cho con người. Sự trong trẻo của con suối, sự mát lành của những cơn gió trời sẽ đem lại cho con người ta cảm giác thanh thản vô ngần, giúp con người xua tan đi những buồn lo, mệt mỏi. Bác yêu thiên nhiên, đặc biệt dành nhiều tình cảm cho trăng, trăng hiện hữu trong thơ Bác nhiều vô cùng và trong bài thơ này, cách xuất hiện và hiện hữu trong tâm trí của con người của trăng cũng đặc biệt vô cùng:

"Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa"

Hai từ "lồng" cùng nằm trong một câu thơ tạo những ấn tượng rất đặc biệt, có sức gợi hình gợi tả vô cùng. "Lồng" là động từ chỉ việc các vật nằm khớp vào nhau tạo thành một chỉnh thể. Hình ảnh trăng trong câu thơ hữu tình vô cùng, ánh trắng sáng trong lan tỏa ánh sáng diệu kỳ của mình lên cây cổ thụ, cảnh vật như đang giao hòa, nương tựa vào nhau. Cái nhìn vạn vật trong mắt Bác thật tinh tê, tài tình và giàu ý nghĩa nhân văn. Bài thơ không chỉ đơn thuần miêu thiên nhiên, mà nó còn là một bức tâm tình của người chiến sỹ, người thi sĩ dành cho cuộc đời

Xem thêm:  Viết một đoạn văn kể lại một trận thi đấu thể thao mà em đã có dịp xem

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Cảnh khuya đẹp trong trẻo, lòng Người hòa theo gió theo mây mà cũng thanh thản khôn cùng, nhưng Bác trằn trọc mãi vẫn không ngủ được. Không phải bị tác động bởi các yêu tố ngoại cảnh nào cả, Bác khó ngủ cũng chỉ vì nỗi trăn trở với việc nước, việc dân: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Câu thơ vang lên như một nốt trầm trong bản nhạc, mang đến một sự bừng tỉnh cho người đọc. Ta cứ ngỡ Bác đang thảnh thơi thưởng cảnh chơi trăng nhưng kì thực tấm lòng người vẫn đau đáu cho nỗi niềm về cảnh hoang tàn do đem lại cho đất nước. Không ngủ được vì thương nhân dân, lo lắng cho vận mệnh tương lai của dân tộc. Tấm lòng của Người rộng lớn khôn cùng.

“Một canh, hai canh, lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành

Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”.

Bài thơ Cảnh khuya khép lại với bao dư âm đẹp về một nhân cách lớn, một tấm lòng cao cả vì nước vì dân của Bác Hồ kính yêu – vị cha già của dân tộc.

Minh Tuệ

Post Comment