Đề bài: Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ: “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa… độc hành” trong bài thơ “Tây Tiến” của nhà thơ Quang Dũng.
Bài làm:
Quang Dũng là một nghệ sĩ đa tài. Có thể nói ở mọi lĩnh vực ông có thể “cầm kì thi họa”. Tuy nhiên, tài năng rực rỡ nhất của Quang Dũng có lẽ là làm thơ. Trong đó, bài thơ “Tây Tiến” được cho là tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc nhất đối với người đọc. Đặc biệt đoạn thơ:
“Doanh trại bừng lên… độc hành” thể hiện nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Đoạn thơ trên thuộc phần giữa của thi phẩm. Trng dòng hoài niệm của tác giả, một đêm liên hoan thắm tình quân dân hiện về với những:
“Doanh trại bừng lên ngọn đuốc hoa”. Có thể thấy đêm liên hoan hiện lên như ngày hội với ánh sáng lung linh, rực rỡ của những bó đuốc. Những bó đuốc giống như bó hoa thắp sáng cả không gian núi rừng. Và dĩ nhiên, trong cuộc vui ấy không thể thiếu hình ảnh con người: “Kìa em xiêm áo tự bao giờ”. Các thiếu nữ của miền sơn cước hiện lên với xiêm y lộng lẫy, sặc sỡ sắc màu khiến các chàng trai Tây Tiến không khỏi ngạc nhiên. Hai chữa “kìa em” dường như nói lên được sự trầm trồ, ngỡ ngàng của các chàng trai trẻ. Đêm liên hoan không chỉ rực rỡ với ánh sáng của đèn, của sự lộng lẫy của tất cả các cô gái mà còn du dương bởi tiếng khèn.
“Khèn lên man điệu nàng e ấp”
Tiếng khèn mang hơi thở hoang dại của nơi núi rừng hoang sơ. Hà vào với tiếng nhạc khi lên bổng, khi trầm ấy là những điệu múa mềm mại, e ấp đầy nữ tính của các thiếu nữ. Âm nhạc và vũ điệu đã thổi vào tâm hồn của các chiến sĩ Tây Tiến.
“Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Địa danh Viên Chăn hiện lên cho chúng ta biết cuộc liên hoan ấy có lẽ đang được diễn ra ở bên kia biên giới Việt – Lào. Tâm hồn của các chiến sĩ đều được hòa vào thành hồn thơ trong cảm giác đắm say, ngây ngất.
Câu thơ tiếp theo, tác giả tiếp tục hoài niệm tìm về với một buổi chiều tiễn đưa ở Mộc Châu:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ”
Những câu thơ ngắn nhưng vẽ lên cả một bức tranh đầy màu sắc và thơ mộng. Một bức thủy mặc với những đường nét vẽ đầy mềm mại, tinh tế, thể hiện được vẻ đẹp trữ tinh thơ mộng của thiên nhiên miền Tây. Các hình ảnh dường như đều mờ nhòe, huyền ảo sau màn sương của nỗi nhớ. Không gian buổi chiều được bao bọc và phủ kín bởi khói sương. Giữa không gian ấy là ‘nẻo bến bờ” với những hàng lau phơ phất. Không phải cây lau, ngọn lau mà là một hồn lau rất đỗi nên thơ. Quang Dũng chỉ ghi lại cái thần, cái hồn của cảnh vật bằng một vài nét chấm phá nhưng đã cho người đọc hình dung ra được cảnh sắc nơi đây.
Hình ảnh con người tiếp tục được xuất hiện với “Có nhớ dáng người trên độc mộc”. Con người hiện lên với vẻ đẹp khỏe khoắn tạo cho người đọc thấy được sự gần gũi, xua đi cái hoang sơ của ngoại cảnh. Thiên nhiên và con người đều được khắc họa trong vẻ đẹp hài hòa, cân đối. Hình ảnh “dáng người trên độc mộc” còn cho thấy được hình ảnh con người luô làm chủ được thiên nhiên.
Trên dòng nước lũ là hình ảnh “hoa đong đưa”. Quang Dũng không sử dụng từ láy khác như “đùn đưa’ mà là “đong đưa” để gợi ra hết được sự thơ mộng của cảnh vật. Hình ảnh “hoa đong đưa” biến một sự vật vốn vô tri vô giác nay trở nên có hồn và tình tứ hơn. Đây có lẽ cũng là đặc điểm của thiên nhiên miền Tây. Nó vừa mang một cái gì đó dữ dằn, hùng vĩ nhưng cũng lại rất đỗi thơ mộng, lãng mạn. Chính sự tinh tế của Quang Dũng phát hiện và khám phá những hình ảnh rất đắt của thiên nhiên nơi đây.
Có thể thấy rằng, đoạn thơ trên là những dòng hoài niệm vô cùng sâu sắc của tác giả về đêm liên hoan ấm tình quân dân. Đồng thời tác giả cũng kéo người đọc nhập cuộc với một miền kí ức không thể quên được. Cách sử dụng ngôn từ của Quang Dũng rất đỗi mộc mạc giản dị nhưng lại giàu chất thơ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người Bài [...]
Th12
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Bài làm [...]
Th12
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Là [...]
Th12
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Rừng xà [...]
Th12
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt [...]
Th12
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa Bài làm Đối với một tác [...]
Th12