Cảm nghĩ về vai trò của sự khiêm tốn trong cuộc sống của con người
Hướng dẫn
Sau trận thắng của tuyển bóng đá Việt Nam AFF Cup ngày 6/12/2018, HLV Park ang Seo (khi nhìn nhận về HLV Philippines) đã phát biểu: “Eriksson là một huấn luyện viên đẳng cấp thế giới. Tôi cảm thấy vinh dự khi được đối đầu ông ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ đẳng cấp của mình chưa thể sánh được với ông ấy, dù thắng cả hai trận”.
Anh chị hãy trình bày cảm nghĩ về vai trò của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống.
I. Dàn ý chi tiết
1. Mở bài
Dẫn dắt vấn đề: HLV Park Hang Seo đã phát biểu: “Eriksson là một huấn luyện viên đẳng cấp thế giới. Tôi cảm thấy vinh dự khi được đối đầu ông ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ đẳng cấp của mình chưa thể sánh được với ông ấy, dù thắng cả hai trận”. Phát biểu của thầy Park đã mang đến bài học sâu sắc về cách ứng xử cũng đức tính khiêm nhường.
2. Thân bài
– Khiêm nhường là khiêm tốn, không khoe khoang những điều tốt đẹp ở bản thân. Khiêm nhường còn thể hiện ở thái độ sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận những lời nhận xét để hoàn thiện và phát triển bản thân.
– Người khiêm nhường sẽ không vì thành công, tài năng của mình mà tự mãn, coi thường người khác, họ sẽ có những đánh giá khách quan, tôn trọng đối với sự cố gắng và công nhận ưu điểm của họ.
– Người khiêm nhường đúng nghĩa là người sống trung thực với bản thân và những người xung quanh, họ có đánh giá nghiêm túc về giá trị bản thân, không coi thường người khác.
– Người khiêm nhường biết lắng nghe, tiếp thu những lời khen chê, đánh giá từ người khác với thái độ tích cực để từ đó rút ra cho mình những bài học ý nghĩa, có thể tự hoàn thiện mình thêm tiến bộ hơn.
– Hài lòng, tự mãn về bản thân chúng ta sẽ mãi giậm chân tại chỗ mà chẳng thể vượt qua chính hào quang, thành tựu mà mình đã tạo ra.
3. Kết bài
Hãy sống hết mình, tự tin vào bản thân nhưng cũng hãy khiêm tốn để học tập, tiến bộ và cùng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
II. Bài tham khảo
Trong những ngày gần đây, tinh thần dân tộc được dâng cao hơn bao giờ hết khi cả nước cùng dõi theo hành trình của đội tuyển Việt Nam trong hành trình đến với chức vô địch AFF Cup. Sau 10 năm đợi chờ, cuối cùng chúng ta đã hiện thực hóa cho giấc mơ vô địch lần nữa. Để có được thành công diệu kì này, không thể không kể đến vai trò của Thầy Park, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển Việt Nam. Trong từng trận đấu, người thầy ấy đã có những phân tích đúng đắn để đưa ra đấu pháp phù hợp với từng đối thủ, đáng kể nhất là chiến thắng thuyết phục ở lượt đi, lượt về với đội tuyển Philippines, một trong những ứng viên sáng giá nhất cho chức vô địch nhờ siêu huấn luyện viên đẳng cấp thế giới Eriksson. Có được hai chiến thắng thuyết phục nhưng khi đánh giá về huấn luyện viên đội bạn, HLV Park Hang Seo đã phát biểu: “Eriksson là một huấn luyện viên đẳng cấp thế giới. Tôi cảm thấy vinh dự khi được đối đầu ông ấy. Tuy nhiên, tôi nghĩ đẳng cấp của mình chưa thể sánh được với ông ấy, dù thắng cả hai trận”. Phát biểu của thầy Park đã mang đến bài học sâu sắc về cách ứng xử cũng đức tính khiêm nhường.
Khiêm nhường là khiêm tốn, không khoe khoang những điều tốt đẹp ở bản thân. Khiêm nhường còn thể hiện ở thái độ sẵn sàng lắng nghe, tiếp nhận những lời nhận xét để hoàn thiện và phát triển bản thân. Trong lời phát biểu của mình, HLV Park Hang Seo dù đã dành thắng lợi trong cuộc “đấu trí” với người đồng nghiệp nổi tiếng của mình nhưng ông không tỏ ra kiêu ngạo trước chiến thắng ấy mà vẫn khiêm tốn, công nhận tài năng của người đồng nghiệp và cho rằng mình vẫn cần phải nỗ lưc để đạt đến đẳng cấp của vị “siêu huấn luyện viên” ấy.
Người khiêm nhường sẽ không vì thành công, tài năng của mình mà tự mãn, coi thường người khác, họ sẽ có những đánh giá khách quan, tôn trọng đối với sự cố gắng và công nhận ưu điểm của họ. Người khiêm nhường đúng nghĩa là người sống trung thực với bản thân và những người xung quanh, họ có đánh giá nghiêm túc về giá trị bản thân, không coi thường người khác.
Người khiêm nhường biết lắng nghe, tiếp thu những lời khen chê, đánh giá từ người khác với thái độ tích cực để từ đó rút ra cho mình những bài học ý nghĩa, có thể tự hoàn thiện mình thêm tiến bộ hơn. Nếu chúng ta kiêu ngạo, tự tin thái quá về bản thân, vô tình chúng ta sẽ đặt mình trên người khác, từ đó có cái nhìn phê phán nghiêm khắc. Khi ấy, không những ta làm tổn thương những người xung quanh bởi thái độ, lời nói ngạo mạn của mình mà còn làm mất đi những mối quan hệ, đánh mất cơ hội học hỏi để thêm tiến bộ.
Hài lòng, tự mãn về bản thân chúng ta sẽ mãi giậm chân tại chỗ mà chẳng thể vượt qua chính hào quang, thành tựu mà mình đã tạo ra. Tuy nhiên, khiêm nhường không có nghĩa là hạ mình một cách thấm kém, cũng không phải hạ mình, ca ngợi người khác một cách giả dối.
Hãy sống hết mình, tự tin vào bản thân nhưng cũng hãy khiêm tốn để học tập, tiến bộ và cùng xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
Theo Tacgiatacpham.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người Bài [...]
Th12
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Bài làm [...]
Th12
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Là [...]
Th12
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Rừng xà [...]
Th12
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt [...]
Th12
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa Bài làm Đối với một tác [...]
Th12