Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh tuyệt hay

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh

Bài làm

Hồ Chí Minh là người chiến sĩ kiên cường trên suốt nửa thế kỉ tham gia cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp cách mạng lớn lao của Bác, có một di sản vô cùng quý báu để lại cho dân tộc, đó là sự nghiệp văn học. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh không tự nhận mình là nhà văn, nhà thơ. Người chỉ xem mình là người bạn thân của văn nghệ, người yêu văn nghệ.Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cộng với tài năng và tâm hồn chan chứa cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị.

Hồ Chủ tịch am hiểu quy luật và đặc trưng hoạt động của văn nghệ, từ phương diện chính trị đến nghệ thuật biểu hiện, điều này thể hiện trực tiếp trong quan điểm sáng tác của Người. Từ cuối năm 1946, văn chương của Bác tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Văn học gắn bó sâu sắc với đời sống cách mạng và kháng chiến, tập trung khám phá sức mạnh và những phẩm chất tốt đẹp của quần chúng nhân dân,  thể hiện niềm tự hào dân tộc và niềm tin vào tương lai tất thắng của cuộc kháng chiến với cảm hứng chính là tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc sống kháng chiến và con người kháng chiến. Và một trong những tác phẩm tiêu biểu thuộc đề tài này phải kể đến bài thơ Cảnh khuya:

Xem thêm:  Phân tích tác phẩm Người con gái Nam Xương - Văn mẫu lớp 9

"Tiếng suối trong như­ tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như­ vẽ, ng­ời ch­ưa ngủ,

Ch­ưa ngủ vì lo nỗi n­ước nhà."

Bài thơ đư­ợc Bác Hồ sáng tác tại Việt Bắc vào năm 1947 – những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Việt Bắc lúc này là căn cứ địa của cuộc kháng chiến. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nên thơ của núi rừng Việt Bắc đồng thời cũng chứa đựng tâm sự yêu nước, lo lắng cho vận mệnh đất nước. Bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng Việt Bắc được khái quát trong hai câu thơ đầu: 

"Tiếng suối trong như­ tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Vẻ đẹp của đêm trăng khuya nơi núi rừng Việt Bắc đư­ợc miêu tả hết sức thơ mộng. Nhà thơ sử dụng thủ pháp so sánh: tiếng suối như­ tiếng hát thật mới mẻ, tiếng suối gần gũi với con ng­ười, đầy sức sống. Điệp từ " lồng": tạo lên một hình ảnh vừa lung linh vừa huyền ảo như­ những bông hoa tuyệt đẹp.

cam nghi ve bai tho canh khuya cua ho chi minh tuyet hay - Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh tuyệt hay

Cảm nghĩ về bài thơ Cảnh khuya

Đêm trăng thơ mộng, thiên nhiên có hồn, lay động, ty thiên nhiên đất nước và tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh. Cảnh đêm khuya trong trẻo, tĩnh lặng vô cùng nên Bác mới có thể nghe được những thanh âm của đất trời như vậy. Điều đặc biệt trong câu thơ của Bác Hồ là một âm thanh của tự nhiên được so sánh với tiếng hát của con người, cảm hứng nhân văn sâu sắc trong những vần thơ của Bác sâu sắc. Con người hòa nhập với thiên nhiên, tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp.

Xem thêm:  Thuyết minh hồ Gươm

         "Cảnh khuya như­ vẽ, ng­ời ch­ưa ngủ,

Ch­ưa ngủ vì lo nỗi n­ước nhà."

Tâm trạng của nhân vật trữ tình hoà tâm hồn mình với ánh trăng, với tiếng suối. Song không đắm chìm trong cái đẹp mà một lòng thao thức, không ngủ vì lo cho vận mệnh của dân tộc, khác các ẩn sĩ thời x­ưa. Nói vậy bởi Bác đã có nhiều đêm không ngủ, nhiều đêm trở trăn vì cuộc kháng chiến của dân tộc, không phải chỉ riêng trong bài thơ này, những tâm tình ấy mới được thấu: "Một canh, hai canh, lại ba canh/ Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành/ Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt/ Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh” (Không ngủ được).

 Bài thơ Cảnh khuya vừa có tính chất cổ điển vừa hiện đại. Chất cổ điển thể hiện ở thể thơ, hình ảnh thiên nhiên, bút pháp miêu tả thiên nhiên…Chất hiện đại thể hiện ở hình tượng nhân vật trữ tình: thi sĩ – chiến sĩ. Bài thơ là một bức tranh thiên nhiên thật đẹp song đẹp hơn cả chính là chân dung của Bác, vị lãnh tụ vô vàn kính yêu của chúng ta.

Thơ văn của Bác gắn liền với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, trở thành vũ khí đắc lực cho nhiệm vụ tuyên truyền, cổ vũ nhân dân chiến đấu và xây dựng. Bài thơ Cảnh khuya cũng vậy, bài thơ thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người.

Xem thêm:  Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa

Minh Minh