Cảm nghĩ về bài Mùa xuân của tôi

Cảm nghĩ về bài Mùa xuân của tôi

Hướng dẫn

Cảm nghĩ về bài Mùa xuân của tôi

Đề tài mùa xuân luôn là một đề tài bất tận cho các nhà thơ, nhà văn thể hiện những cảm xúc sáng tác của mình. Một trong những cây bút thơ văn hay và sâu sắc như Vũ Bằng cũng không thể nào bỏ qua đề tài này để vẽ nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp và ngọt ngào qua bài tùy bút: Mùa xuân của tôi . Với ngòi bút đầy chất thơ và giọng văn vô cùng tinh tế những câu văn trong: Mùa xuân của tôi như những dòng suy nghĩ tản mạn của nhà văn nói với độc giả nhằm giãi bày cảm xúc sâu lắng của mình về một mùa xuân trong trẻo – mùa giao thoa của đất trời với một năm mới ấm áp, bình an và nỗi nhớ thương của một người con đang xa quê nhà.

Bằng lời lẽ nhẹ nhàng, câu từ truyền cảm, tác giả dìu dắt người đọc liên tưởng về mùa xuân đất Bắc với tiết trời tươi đẹp, đầy căng nhựa sống, mô tỏa một cách tỉ mỉ bằng lời lẽ bay bổng về một mùa ấm áp nhất trong năm.

Các đoạn trong bài tùy bút tưởng chừng như riêng rẽ mà lien kết mạch lạc với nhau mục đích thể hiện tình cảm của con người với mùa xuân, cảm nhận về tháng giêng…những tình cảm này rất tự nhiên và rõ rang.

Xem thêm:  Bình giảng về bức tranh thiên nhiên mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi

Đoạn đầu tiên mô tả cảnh sắc mùa xuân Hà Nội và mùa xuân của miền Bắc qua những câu văn cụ thể như: Mưa rêu rêu, gió lành lạnh”. Những câu từ đó như lưu luyến mùa đông, nhưng vẫn vui mừng với không khí ấm áp của mùa xuân. Những âm thanh như tiếng trống chèo, tiếng nhạn kêu, tiếng hát huê tình dường như cũng đang hòa cùng mùi hương đèn nhang, gợi nhớ đến không khí đonà tụ của gia đình. Tâm hồn người xa quê lúc này nhớ lại hết những ký ức từng có nơi quê hương với niềm nhớ thương vô bờ.

Không chỉ những hình ảnh và âm thanh xung quanh, tác giả còn thể hiện sức sống mãnh liệt của con người với những hình ảnh so sánh: Ngồi yên không chịu được, nhựa sống trong người căng lên như máu”, hay: “tim người ta dường như trẻ hơn, và đập mạnh hơn…”. Ngay cả cảm nhận về cái rét cũng quá đỗi ngọt ngào, chứ không còn tê buốt, ớn lạnh.

Tác giả sử dụng ngôn ngữ chọn lọc rất tinh tế, hình ảnh so sánh cụ thể, cùng với sự cảm nhận và sáng tạo đã khiến cho tác phẩm: Mùa xuân của tôi gợi nên nhiều dư vị trong lòng người đọc.

Tác giả tập trung miêu tả vẻ đẹp của đất trời ở đoạn văn cuối, nét đẹp của thiên nhiên sau ngày rằm tháng giêng. Thời điểm giao mùa ấy đất trời dường như giao thoa với nhau, chỉ cần đọc thôi lòng người cũng như muốn đồng điệu theo thiên nhiên. Chính vì tình yêu và nỗi nhớ da diết của một người con xa quê hương đã khơi gợi được những cảm xúc đáng quý đó đồng thời khơi gợi bao nỗi niềm của chính tác giả qua ngòi bút nhạy cảm và tinh tế.

Xem thêm:  Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) lớp 9 hay đầy đủ

Qua tác phẩm: Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng đã tái hiện lại những cảm xúc của một người con xa quê hương nhớ về mùa xuân nơi đất Bắc, dù thấm đượm tình cảm nhưng không kém phần tinh tế và dịu ngọt. Chính tác phẩm đã gieo vào lòng người bao sức sống và tình yêu quê hương.

Theo Soanbaihay.com