Cảm nghĩ về bài Chức phán sự đền tản viên trong Truyền kì mạn lục

Cảm nghĩ về bài Chức phán sự đền tản viên trong Truyền kì mạn lục

Hướng dẫn

Đề bài: Cảm nghĩ của em sau khi đọc chuyện Chức phán sự đền tản viên trích trong truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ

Mở bài Cảm nghĩ về bài Chức phán sự đền tản viên trong Truyền kì mạn lục

“Chức phán sự đền Tản Viên” một một trong những tác phẩm nổi tiếng đặc sắc của Nguyễn Dữ. Truyện ca ngợi sự dũng cảm, kiên cường, bất khuất dám chống lại cái ác, cái xấu của Ngô Tử Văn.

Thân bài Cảm nghĩ về bài Chức phán sự đền tản viên trong Truyền kì mạn lục

Truyện được viết bằng chữ hán và theo thể văn xuôi. Trong truyện có nhiều yếu tố kì ảo, hoang đường để phản ánh cuộc sống suy thoái và khủng hoảng lúc bấy giờ cần phải được thay đổi. Đồng thời tác giả cũng hướng người đọc đến chân lí cuộc sống cái thiện sẽ thắng cái ác và sự dũng cảm của con người.

Tác giả đã giới thiệu nhân vật chính ở ngay đầu truyện cực kì chi tiết là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được. Ngụ ý của tác giả hướng người đọc đến một thứ gì đó cao đẹp vì những phẩm chất cao đẹp của con người này để người đọc hiểu được một phần về tác phẩm như thế nào.

Để cho người đọc thấy rõ hơn về phẩm chất con người này tác giả đã minh chứng cho nhân vật Ngô Tử Văn đốt đền. Trong khi “mọi người đều lắc đầu, lè lưỡi, không dám làm gì quỷ thần ở ngôi đền gần làng” quấy hại nhân dân thì Tử Văn cương quyết, công khai, đường hoàng, tắm rửa sạch sẽ, khấn trời rồi châm lửa đốt hủy ngôi đền. Bởi Tử Văn muốn trừ ma, trừ hại cho dân mong nhân dân được sống bình an.

Xem thêm:  Lập dàn ý bài Cảnh ngày hè

Sau khi đốt đền Tử Văn bị ốm “nổi lên một cơn sốt nóng”. Trong khi sốt, chàng thấy một người đi đến “đầu đội mũ trụ “, quần áo rất giống người phương Bắc, tự xưng là “cư sĩ” nặng lời trách móc chàng, đòi làm trả lại toà đền; hăm doạ. Nhưng vốn dĩ Tử Văn không sợ nên “mặc kệ, vẫn cứ ngồi ngất ngưởng tự nhiên” khiến con ma tức giận bỏ đi.

Đến chiều tối Tử Văn lại gặp một ông già “ áo vải mủ màu đen, phong độ nhàn nhã” ông là Ngự sử đại phu thời Lí Nam Đế chết vì việc cần vương. Hồn ông bơ vơ vì bị chiếm mất miếu đền. ông còn nói con ma kia rất là gian trá nên Tử văn nên cẩn thận. “Thượng đế bị nó bưng bít, hạ dãn bi nó quấy rầy”. Ông cụ còn cho tử Văn biết thêm “hắn đã kiện thầy ở Minh ti, thầy phải liệu kế, khỏi phải chết một cách oan uổng.Trước Minh ti, thầy nhớ kêu “xin tư giấy đến đền Tản Viên, tôi sẽ khai rõ”.

Rồi sau đó Tử Văn bị hai tên quỷ sứ dẫn đi. Hai con quỷ dùng gông dài thừng lớn gông trói giải đi. Bước qua một cái cầu dài ước hơn nghìn thước bắc qua một con sông lớn “gió tanh sóng xám, hơi lạnh thấu xương”. Khi đến đây Tử Văn thấy rất là nhiều quỷ Dạ xa xong sau đó Tử Văn bị dẫn vào cửa điện.

Xem thêm:  Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Khi đến đây Tử Văn và tên họ Thôi đã có một trận cãi vã quyết liệt không ăn chịu nhường ai. Tử Văn vốn là người chính trực nên cũng không chịu thua. Tử văn xin Diêm Vương “đem giấy đến đền Tản Viên đểhỏi thực hư”.

Diêm Vương vốn là người công bằng liêm minh vì thế đã cho người làm theo. Khi mọi chuyện thực hư đã rõ Diêm Vương bắt đầu xử án tên họ Thôi “ấy lồng sắt chụp vào đầu, khẩu gỗ nhét vào miệng, bỏ vào ngục Cửu U”. Ngài khen Tử Văn “có công trừ hại”, sai lính đưa chàng về.

Qua cuộc đấu tranh chống lại cái ác, Ngô Tử Văn đã nổi bật lên là người chính trực, dũng cảm bảo vệ công lí đến cùng, là một kẻ sĩ cứng cỏi của nước Việt. Từ đó, tác giả Nguyễn Dữ đã khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất định thắng gian tà, thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc, bộc lộ quyết tâm đấu tranh triệt để với cái xấu cái ác.

Như vậy cuối cùng cái thiện cũng thắng cái ác. Sau đó mộ tên họ thôi tự dưng bật lên và xưng cốt tan tành trong mây khói còn ông lão kia đã được trở về miếu cũ. Rồi không lâu sau đó Tử Văn không ốm mà mất đây là một điều cực kì kì lạ.

Sáng sớm năm Giáp Ngọ, một người làng đã nhìn thấy Ngô Tử Văn ngồi trên chiếc xe ngựa chạy ầm ầm ở ngoài cửa tây thành Đông Quan, nghe tiếng người quát: “Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự! Và ở quê cũ “nhà quan phán sự” vẫn còn đó.

Xem thêm:  Phân biệt Các biện pháp tu từ đã học : Ẩn dụ và hoán dụ

Như vật ta thấy được tác giả thật tài ba và độc đáo xây dựng tình tiết truyện cực kì hay và nổi bật. Đồng thời ông thêm vào đó những yếu tố kì ảo vừa thực vừa hư khiến cốt chuyện trở nên li kì hơn.

Không những vậy tác giả còn khắc họa rõ cuộc sống của con người khốn cùng của xã hội lúc bấy giờ bị suy thoái, nạn tham ô, áp bức nhân nhân vào mức đường cùng. Để cái xấu cái ác hoành hành một cách tự do.

Kết luận Cảm nghĩ về bài Chức phán sự đền tản viên trong Truyền kì mạn lục

Như vậy qua truyện này đã đã thấy rõ được sự dũng cảm và chính trực của Ngô Tử Văn biết đứng lên chống lại cái xấu cái ác để xã hội được bình yên hơn. Đây là một phẩm chất cực kì cao đẹp được tác giả đề cao. Đồng thời tác giả muốn phản ánh cuộc sống hiện thực lúc bấy giờ để người đọc hôm nay và mai sau mãi không quên về lịch sử của dân tộc.

Theo Tacgiatacpham.com