Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình –ta”
Hướng dẫn
Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình –ta” trong bài thơ Việt Bắc. Hôm nay kenhvan.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc bài làm của bạn Lê Bảo Anh học sinh trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
Mở bài Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình –ta”
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đã có không ít nhà văn nhà thơ dùng văn chương làm vũ khí chiến đấu. Họ gửi gắm vào đó lòng yêu nước và quyết tâm giải phóng dân tộc. Nổi bật trong nền văn cách mạng Tố Hữu là ngôi sao sáng. Nhà thơ đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị đặc biệt là bài thơ Việt Bắc. Góp phần vào thành công của bài thơ là nghệ thuật sử dụng thành công cặp đại từ nhân xưng “mình – ta”.
Thân bài Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình –ta”
Tác phẩm được kết cấu theo lối đối đáp, toàn bộ tác phẩm là sự đối đáp của ta và mình giữa người ra đi và người ở lại trong khung cảnh một cuộc chia tay. Đây là kiểu kết cấu quen thuộc của ca dao, dân ca đặc biệt là những bài nói về tình yêu đôi lứa. Nhờ lối kết cấu đối đáp tạo ra sự đối thoại giữa người ra đi với người ở lại, qua đó diễn tả tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những cán bộ kháng chiến với đồng bào Việt Bắc. Bề ngoài bài thơ là sự đối thoại nhưng thực chất là sự độc thoại. Hai nhân vật trữ tình mình và ta đều là sự phân thân của nhà thơ, Qua đó giúp tác giả bộc lộ tâm trạng đầy đủ hơn và gợi sự đồng điệu đồng vọng trong lòng người đọc. Kết cấu đối đáp rất phù hợp với chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Đó là ân tình cách mạng sâu nặng và đạo lý sống ân tình thủy chun giữa người cán bộ kháng chiến và quần chúng cách mạng. Kết cấu đối đáp truyền thống của văn học dân gian đã được Tố Hữu vận dụng sáng tạo, thành công.
Thông thường đại từ “mình” được sử dụng ở ngôi thứ nhất là lời tự xưng hô của người nói cũng có thể được dùng ở ngôi thứ hai để chỉ người đối thoại với mình một cách thân tình, gần gũi. Đại từ ta thường được dùng ở ngôi thứ nhất là lời tự xưng của người nói.
“Mình nói với ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ thấy con mình bò
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi gánh nước tắm cho con mình.”
(Ca dao: Mình nói với ta)
Trong bài thơ “Việt Bắc” tác giả đã sử dụng linh hoạt đại từ “mình – ta”. Trong lời của đồng bào Việt Bắc đại từ “mình” thường được sử dụng ở ngôi thứ hai để chỉ cán bộ kháng chiến. Còn đại từ “ta” được dùng ở ngôi thứ nhất là lời tự xưng của đồng bào Việt Bắc.
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”
Trong lời của người ra đi đại từ “mình” lại được dùng ở ngôi thứ hai để chỉ người ở lại. Còn đại từ “ta” dùng ở ngôi thứ nhất để chỉ những cán bộ kháng chiến.
“Ta về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng ngươi”
Có sự chuyển hóa linh hoạt giữa hai đại từ nhân xưng “mình – ta”:
“Mình về mình có nhớ không”
Đại từ “mình” được dùng ở ngôi thứ nhất và cả ở ngôi thứ hai. Có khi trong một câu đại từ nhân xưng “mình” được xuất hiện ba lần với những sắc thái ý nghĩa tinh tế.
“Mình đi mình có nhớ mình,
Hoặc “Mình đi mình lại nhớ mình”.
Bên cạnh đó đại từ “ta” trong một số trường hợp được dùng với nghĩa chúng ta chỉ chung cán bộ kháng chiến và đồng bào Việt Bắc.
“ Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung”.
Đại từ “mình – ta” thể hiện rõ kết cấu đối đáp. Toàn bộ tác phẩm được đặt dưới hình thức đối đáp giữa người ra đi và người ở lại điều đó tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị. Một sự kiện trong đời sống chính trị của đất nước đã thành cảm hứng nghệ thuật và được chuyển hóa vào bài thơ dưới hình thức trữ tình. Cặp đại từ nhân xưng “mình – ta” đã giúp nhà thơ thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm một cách sâu sắc. Hai nhân vật trữ tình “mình – ta” người ra đi và người ở lại đều là sự phân thân của nhà thơ qua đó ân tình cách mạng của những cán bộ kháng chiến với chiến khu Việt Bắc đã được bộc lộ ở nhiều phương diện. Bề ngoài là đối đáo nhưng thực chất là độc thoại. Cặp đại từ nhân xưng “ mình – ta” trở đi trở lại nhiều lần đã đem đến tính dân tộc đậm đà cho bài thơ. Việt Bắc là bài thơ hiện đại nhưng lại mang âm điệu trữ tình ngọt ngào tha thiết của ca dao, dân ca. Vì vậy bài thơ rất dễ nhớ dễ thuộc và dễ đi vào lòng người đọc.
Kết luận Bình luận nét tài hoa của Tố Hữu trong việc sử dụng cặp đại từ nhân xưng “mình –ta”
Bài thơ đã sử dụng thành công thể loại thơ lục bát, ngôn ngữ mộc mạc giản dị, bút pháp linh hoạt, đặc biệt thành công trong việc sử dụng đại từ nhân xưng “mình – ta”. Nét tài hoa của nhà thơ Tố Hữu đã xây dựng cuộc đối đáp cân xứng, hài hoa thể hiện được tâm trạng người ra đi và người ở lại. Bên cạnh đó hiện lên vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên, con người Việt Bắc. Đồng thời tái hiện những thời kì lịch sử gian khổ hào hùng gắn liền với chiến khu cách mạng.
Theo Tacgiatacpham.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người Bài [...]
Th12
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Bài làm [...]
Th12
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Là [...]
Th12
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Rừng xà [...]
Th12
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt [...]
Th12
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa Bài làm Đối với một tác [...]
Th12