Bình luận câu tục ngữ Ăn cây nào, rào cây nấy

Bình luận câu tục ngữ Ăn cây nào, rào cây nấy

Bài làm

Trong kho tàng ca dao tục ngữ của nước ta có rất nhiều câu nói hay mà ông bà ta thường gửi tới nhằm khuyên nhủ con cái của mình lấy đó là bài học đúc kết cho những kinh nghiệm sống của mình, lấy đó làm khuôn mẫu cho ứng xử trong xã hội cuộc sống.

Câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” nhằm khuyên nhủ mỗi chúng ta phải biết vun vén chăm sóc cho những gì mình đang có, đáng làm thì mới mong gặt hái được nhiều thành công và đạt được thành quả như mong đợi. Câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” có những mặt đúng đắn bởi nó bởi nếu chúng ta làm việc, học tập trong bất kỳ một môi trường nào nếu như không biết chăm sóc, vun vén cho thành quả lao động của mình, cho tập thể nơi mà mình đang sống thì sẽ không bao giờ đạt được thành quả như mong muốn. Càng những gì mình phải chăm sóc vun xới tốn nhiều công sức và nhiệt huyết thì khi gặt hái được nhiều hoa thơm quả ngọt chúng ta càng trân trọng những thành quả của mình. Khi chúng ta trồng một cái cây nếu chúng ta không vun xới, rào vào cho nó thì thành quả lao động của chúng ta sẽ bị động hoang dã phá hủy.

Xem thêm:  Phần 2 Đề 29: Kể về một tấm gương tốt (Ví dụ: Một tấm gương giúp đỡ bạn)

binh luan cau tuc ngu an cay nao rao cay nay - Bình luận câu tục ngữ Ăn cây nào, rào cây nấy

Bình luận câu tục ngữ Ăn cây nào rào cây ấy

Câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” hoàn toàn đúng với những người lao động nông dân ngày xưa thì câu nói này hoàn toàn đúng với cuộc sống của chúng ta.Với nước ta là một nền văn minh lúa nước hơn 70% người dân của chúng ta đều làm việc đồng áng gắn liền với đồng ruồng, chăm sóc cây trồng…chính vì vậy việc chăm sóc vun xới cho thành quả của mình là hoàn toàn đúng. Câu tục ngữ chính là sự vun vén, chăm sóc của người nông dân về những thành quả của mình không để cho người khác phá hoại tới những thành quả của mình trở thành tốn công vô ích.

Trong cuộc sống con người câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” không hoàn toàn đúng đắn bởi nó có chút ích kỷ và không có sự chia sẻ tương tác giữa con người với con người dành cho nhau. Nếu mở rộng câu nói ấy thì mỗi con người chúng ta sẽ chỉ quan tâm tới lợi ích của cá nhân mình mà không quan tâm tới những gì người xung quanh. Nếu lối sống ấy được hình thành thì con người ta dần dần hình thành lối sống ích kỷ vô cảm trước cuộc sống
Với tinh thần của câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” sẽ thành lối sống ích kỷ mất đoàn kết, không biết chia sẻ, không có sự đồng cảm giúp đỡ với những người xung quanh trong cộng đồng của mình.

Xem thêm:  Phân tích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn

Nếu con người chúng ta chỉ biết nghĩ tới câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” thì conn người sẽ sống ki bo chỉ biết bo bo giữ của cho riêng mình và sống theo lối sống chỉ chăm sóc lợi ích của mình còn của người xung quanh thì mặc kệ dù có bị phá hủy hỏng hóc thì cũng mặc kệ không quan tâm chăm sóc. Cái gì vì lợi ích của mình thì quan tâm vun xới, chăm sóc vô cùng tỉ mỉ, nhưng những gì không liên quan tới lợi ích của mình thì bỏ bừa bãi, quăng quật không quan tâm tới nó sống vô trách nhiệm ích kỷ, lối sống này vô cùng đáng lên án bởi nó làm cho chúng ta sống vô tâm trước cuộc sống.

Trong cuộc sống xã hôi hiện đại mỗi chúng ta đều là một cá nhân trong một tập thể nào đó, con người chúng ta đều có nhiều mối quan hệ nếu chúng ta không sống vì mọi người mà chỉ quan tâm tới lợi ích của mình. Nếu như tất cả con người sống trong xã hội chỉ luôn quan tâm tới những lợi ích của mình mà không quan tâm tới những người xung quanh thì cuộc sống thật sự đáng buồn và đáng sợ biết bao. Một xã hội phát triển là một xã hội mà những cá nhân trong đó đều cùng phát triển còn nếu con người chỉ quan tâm tới mình mà không quan tâm tới xung quanh tới cái chung thì vô tình chung sẽ làm cho xã hội bị đẩy lùi. Một đất nước muốn ngày càng giàu có, lớn mạnh thì phải đoàn kết cùng nhau hát triển tạo ra thật nhiều của cải cho xã hội ngày càng phát triển lớn mạnh giàu có hơn. Quan điểm của câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” cần phải loại bỏ khỏi cuộc sống của mỗi chúng ta để cùng nhau phát triển giàu mạnh hơn.

Xem thêm:  Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Câu tục ngữ của ông bà ta xưa kia “Ăn cây nào rào cây ấy” có những cái đúng cái sai của mình, mỗi chúng ta cần phải bỏ đi những điều tiêu cực cần phát triển giàu có vững mạnh hơn thể hiện tinh thần đoàn kết tương thân tương ái thì một xã hội mới phát triển.