Bình luận: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Hướng dẫn
Đề bài: Em hãy viết bài văn Bình luận câu ca dao: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Bài làm của một bạn học sinh lớp 12 tại Huế.
Mở bài Bình luận: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Mỗi chúng ta khi còn bé hẳn không quên đến câu chuyện hoạt hình bầu và bí. Chúng được trồng chung một giàn nhưng khi bầu bí một tên xấu lừa gạt mà mặc cho những lời khuyên của bí, bầu vẫn đi theo người xấu kia. Bí không trách bầu mà âm thầm quan tâm bầu đến khi bầu bị kẻ xâu hãm hại thì bí đã anh dũng ra tay cứu giúp bầu. chính vì thế mà nhân gian ta cũng có câu nói về câu chuyện kia:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Thân bài Bình luận: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Tuy nhiên câu nói trên còn ẩn trong đó rất nhiều những ý nghĩa sâu xa khác, vậy những ý nghĩa đó là gì?
Bầu và bí là hai loại cả cùng là dạng cây leo, thường thì người ta cho hai loại quả này leo chung một giàn nên vì thế mới nói được rằng chúng chung một giàn. Tuy nhiên ông cha ta nói như vậy không phải là hiểu theo nghĩa đen của nó mà là nghĩa bóng kia. nghĩa bóng của nó là gì?. Bầu và bí đại diện cho những con người chúng ta, bầu chung một giàn với bí cũng giống như mỗi chúng ta cùng chung một đất nước, một quê hương, cùng một trái đất nhân loại. Như vậy câu tục ngữ trên có ý muốn nói rằng mỗi chúng ta hãy biết yêu thương cứu giúp lẫn nhau tuy rằng không cùng một bố mẹ sinh ra, không cùng một đất nước nhưng có cái chung là đều là con người, cùng sống trên trái đất này. Nói một cách dễ hiểu hơn thì ý nghĩa của nó là tình thương của những con người không cùng giống nòi, nguồn gốc.
Câu nói trên được thể hiện rất rõ trong cuộc sống của chúng ta mà trước hết là trong phạm vi cùng chung làng xóm quê hương, chung một cội nguồn chôn rau cắt rốn. Nhân dân ta rất trọng tình nghĩa, đó là một nét đẹp tiêu biểu của nhân dân ta. Làng xóm luôn là những người thân tín nhất của mỗi chúng ta, đương nhiên nói ở đây là những hàng xóm tích cực chứ không phải những hàng xóm không tốt. Ông cha ta thường có câu “bán anh em xa mua làng giềng gần là như thế”. Mỗi chúng ta rất đều sống với nhau bằng một tình thương làng trên xóm dưới, dù đi đâu thì người cùng làng cùng xã sẽ được ưu tiên cũng như yêu quý hơn. Mỗi nhà một người sinh ra khác nhau thế nhưng khi gặp phải khó khăn thì không ai đứng nhìn cả. Đơn giản là khi một người bị hỏng xe giữa đường thì nếu như gặp người cùng làng cùng xã dẫu cho không biết nhau, dẫu không cùng một mẹ sinh ra nhưng chúng ta cũng sẵn sằng giúp đỡ người đó. Hay là khi một nhà trong xóm bị kẻ trộm lấy mất những đồ quý giá trong nhà. Khi nghe được những tiếng hô hoán của họ thì tất cả những người hàng xóm sẽ đi chạy sang và giúp đỡ nhiệt tình trong chuyện đi bắt kẻ trộm ấy. Đó là biểu hiện tình thương của những người không chung người sinh ra.
Không chỉ trong phạm vi làng xóm mà tình thương mà “bí” dành cho “bầu” còn được thể hiện ở phạm vi rộng hơn đó là đất nước. Cuộc sống này có biết bao nhiêu người lầm than ngày đêm vẫn còn sống trong cảnh màn trời chiếu đất trong khi đó thì có những người ăn không hết còn có cái để vất đi, hay cãi nhau với vợ con có thể thẳng tay ném một vật quý giá mà không hề cảm thấy tiếc. Chính vì thế mà những người giàu có của ăn không hết kia nên chia sẻ những gì mình có cho những người nghèo khổ kia. Đó chính là những hành động của người thương người. Tuy rằng không cùng nòi giống nhưng cùng chung một đất nước. Trên khắp những miền quê từ thành phố cho đến nông thôn đâu đâu ta cũng thấy những con người nghèo khổ như thế. Ngay chính thủ đô Hà Nôi cũng có, những khu nhà ổ chuột những con người phải chịu cảnh sống dưới những hầm đường bộ, mùa đông lạnh như thế với chúng ta thì phải đắp chăn bông mới vừa còn với họ chỉ có mảnh vải che thân nền lát những tờ báo. Họ đang nằm co ro vì cái buốt lạnh của thời tiết. Và khi ấy rất cần một sự quan tâm, có thể thấy rằng hiện nay chính phủ ta đã có những chính sách quan tâm đến những thành phần dân cư như thế. Mọi người chung tay góp một số ít những quần áo, đồ đạc hay tiền của của bản thân. Đó chính biểu hiện của tình thương dân tộc.
Tình thương ấy còn vượt ra khỏi phạm vi biên giới nữa. Những nước phát triển giúp đỡ những nước nghèo. Như chúng ta đã biết thì ngày nay xu hướng của thế giới là hợp tác phát triển đôi bên cùng có nợ. Tuy nhiên thì có rất nhiều khoản tiền mà những nước phát triển tự nguyện cho không đê giúp đỡ khó khăn của những nước đang phát triển hay là khó phát triển. Ví dụ như Nhật Bản đã đầu tư một suất học bổng tại trường ở Hà Nội nhằm khuyến khích học tập của các bạn sinh viên.
Kết luận Bình luận: Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Như vậy có thể thấy rằng câu nói “ Bầu ơi thương lấy bình cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” là một câu nói mang nét tư tưởng đạo lí con người vô cùng cao cả và giàu ý nghĩa. Mỗi con người chúng ta sống là biết yêu thương chính những người thân yêu của mình. Không chỉ thế mà còn yêu lấy con người cùng chung một đất nước, một hành tinh này. Điều đó thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp trong chúng ta.
Theo Tacgiatacpham.com
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người
Đề bài: Nghị luận xã hội về tình mẫu tử trong cuộc đời mỗi người Bài [...]
Th12
Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông
Đề bài: Nghị luận xã hội về vấn đề an toàn giao thông Bài làm [...]
Th12
Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến
Đề bài: Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến Bài làm Là [...]
Th12
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành
Phân tích tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành Bài làm Rừng xà [...]
Th12
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt – Kim Lân) và người đàn bà hàng chài ( Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu)
Phân tích vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt ( Vợ nhặt [...]
Th12
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Phân tích tình huống truyện Chiếc thuyền ngoài xa Bài làm Đối với một tác [...]
Th12