Bình giảng bài ca dao sau Núi Truổi ai đắp mà cao

Bình giảng bài ca dao sau Núi Truổi ai đắp mà cao

Hướng dẫn

Trong bài thơ “Bài ca quê hương”, thi sĩ Tố Hữu thiết tha ân cần:

“Ai đi qua đó miền Trung,

Xin mời ghé lại, vui cùng Huế tôi”

(Tháng 5-1975)

Huế là cố đô vương triều Nguyễn. Huế đẹp và thơ. Núi sông diễm lệ. Câu hò Giã Gạo, giọng hò Mái Đẩy, Mái Nhì, khúc Nam Ai, Nam Bình dịu ngọt từng làm say lòng người gần xa gần 400 năm nay. Ai đã một lần ghé thăm Huế? Ai đã một lần được nghe cô gái Huế hát bài ca:

“Núi Truồi ai đắp mà cao,

Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?

Nong tằm, ao cá, nương dâu,

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò”.

Núi Truồi và sông Hương là vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế. Núi Truồi hùng vĩ và thiêng liêng đã để lại trong lòng người bao huyền tích, huyền thoại. Núi ở về phía tây Kinh thành. Từ cửa biển Thuận An nhìn lên, núi Truồi xanh thẫm trong ánh tà dương. Núi trầm mặc uy nghiêm tưởng như đang lắng nghe tiếng chuông diệu huyền của chùa Thiên Mụ. Sông Hương (có văn bản khác ghi là sông Dinh, tên cũ của Hương Giang) là bài thơ tình của cố đô mộng mơ. Dòng sông nhẹ trôi uốn lượn như dải thắt lưng xanh của nàng tiên bỏ quên từ ngàn năm vắt ngang Kinh thành xưa. Có một nhà thơ đã viết:

“Nếu không có điệu Nam Ai Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi…”

(Hà Thúc Quả)

Hai câu hỏi tu từ nối tiếp xuất hiện. Hỏi núi “ai đắp mà cao?”. Hỏi sông “ai bới, ai đào mà sâu?”. Câu hỏi của du khách hay của cô gái Huế? Hỏi để bày tỏ sự ngạc nhiên, trầm trồ, niềm tự hào xúc động khi ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên tráng lệ:

Xem thêm:  Em hãy nêu cảm nghĩ về mẹ của em

“Núi Truồi ai đắp mà cao,

Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?”

Ba chữ “ai” gợi lên bao nỗi niềm man mác bâng khuâng như dẫn hồn người ngược thời gian năm tháng khi ngắm nhìn sông núi thân thương. Coi. sông Hương với Hàn Mặc Tử đã trở thành con sông trăng có bến mơ bến đợi:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?”

(“Đây thôn Vĩ Dạ”)

Với Tố Hữu, quên sao được màu xanh của dòng sông quê mẹ? Nó đã gợi thương gợi nhớ trong lòng đứa con li hương suốt đêm ngày trong những năm dài máu lửa, đất nước bị cắt chia:

“Hương Giang ơi, dòng sông êm,

Qua tim ta, vẫn ngày đêm tự tình”

(“Bài ca quê hương”)

Hai câu đầu bài ca đã gieo vào lòng ta bao bồi hồi xao xuyến, bao liên tưởng đẹp về sông núi xứ Huế yêu thương. Ai đó đã có lần hát: “Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ – Tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt…”. Phải chăng “tình yêu dịu ngọt” ấy trước hết hướng về núi Truồi, sông Hương và nhiều thắng cảnh khác:

“Đông Ba, Gia Hội hai cầu,

Ngó lên Diệu Đế bốn lầu hai chuông”

Và tiếng hò Mái Nhì, Mái Đẩy trên sông Hương những đêm trăng như đưa hồn du khách vào giấc mộng Thiên Thai:

“Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,

Xem thêm:  Hãy giải thích câu nói: Thất bại là mẹ thành công.

Đò từ Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình.

Lờ đờ bóng ngả trăng thanh,

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non”

Trở lại hai câu cuối bài ca dao, ta thoáng gặp hình bóng cô gái Huế:

“Nong tằm, ao cá, nương dâu,

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò”

“Nong tằm, ao cá, nương dâu”là những nét đẹp của một miền quê có đất đai màu mỡ, có ngành nghề thủ công lâu đời trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa. “Ngàn dâu xanh ngắt một màu” trải dài, trải rộng vườn tược, bờ bãi, xóm thôn. “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”(“Đây thôn Vĩ Dạ”). Sau màu xanh của lúa dâu là sân nhà, ngõ xóm vàng óng tằm tơ trong nắng mới. Thấp thoáng bên những “nong tằm, ao cá, nương dâu” là hình bóng cô gái Huế dịu hiền, khéo tay, hay lam hay làm và rất đa tình từng làm si mê nhiều sĩ tử một thời:

“Học trò trong Quáng ra thi,

Thấy cô gái Huế mà đi không đành”

“Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò”là câu hay nhất, đậm đà nhất, trong bài ca dao này. “Đò xưa bến cũ” là sắc màu thời gian, là hình bóng què hương yêu dấu. Là hoài niệm chất chứa trong lòng mang nặng tình người đi xa, kẻ ở lại.

“Nhớ câu hẹn hò”là nhớ lời thể nguyền giữ trọn một tình yêu son sắt thủy chung. Một chữ “nhớ” thiết tha đinh ninh lời thề. Dù xa cách, em vẫn nhớ mong đợi chờ:

“Thuyền ơi có nhớ bến chăng?

Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Câu tâm giao, câu hẹn hò thuở ấy của đôi lứa, của kẻ ở lại, người đi xa có bao giờ phai nhạt trong lòng:

Xem thêm:  Giải thích ngắn gọn một số câu tục ngữ về thời tiết

“Trăm năm dù lỗi hẹn hò,

Cây đa, bến cũ, con dò vẫn dưa”…

Bi kịch tình yêu không phải là chuyện hiếm thấy xưa nay? Với cô gái Huế vẫn đinh ninh “Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò”. Cây đa, giếng nước, sân đình, cũng như “đò xưa bến cũ” không chi là “hồn xưa đất nước” mà còn là những chứng nhân cho bao mối tình đẹp thủy chung xưa nay.

Bài ca dao từ âm điệu đến ngôn từ, hình tượng đều đẹp mượt mà như một bức tranh lụa tuyệt tác. Gam màu sáng thanh tao. Có màu xanh xanh của núi. Màu xanh trong của* sông. Màu vàng óng của tơ tằm. Màu xanh non của nương dâu. Màu thời gian của “đò xưa bến cũ”. Và màu tím thủy chung của lời thề “nhớ câu hẹn hồ”.

“Núi Truồi ai đắp mà cao”là bài ca dao trữ tình đặc sắc nói lên tình yêu quê hương và vẻ ‘đẹp tâm hồn của cô gái Huế. Bài ca dao đã để lại trong tâm hồn mỗi chúng ta một ấn tượng sâu sắc về thiên nhiên và con người xứ Huế.

Thi sĩ Thu Bồn từ đất Quảng ra thăm Huế, trong bài thơ “Tạm biệt”có viết: “Xin chào Huế một lần anh đến Đế’ ngàn lần anh nhớ trong mơ Em rất thực mà nắng thì mờ ảo Xin dừng lầm em với cố đô“

Cùng với bài ca dao, mấy vần thơ trên đây, gọi là một chút quà lưu niệm gửi tới những ai gần xa chưa một lần đến thăm Huế quê em.

Theo Tacgiatacpham.com