Bài viết số 1 Ngữ văn 6 – Văn kể chuyện

Bài viết số 1 Ngữ văn 6 – Văn kể chuyện

Hướng dẫn

Bài viết số 1 Ngữ văn 6 – Văn kể chuyện

Đề 1: Kể lại một truyện đã biết bằng lời văn của em(truyền thuyết, cổ tích)

Đề số 1 là dạng đề mở. Các em học sinh có thể chọn bất cứ truyện cổ tích, truyền thuyết nào đã biết để kể lại. Ở đây, các thầy cô sẽ gợi ý cho các em một số truyện cổ tích như: Sọ dừa, cây tre trăm đốt, Thạch Sanh. Truyện truyền thuyết như: Con rồng cháu tiên, truyền thuyết dưa hấu, Thánh gióng. Sẽ có đầy đủ các bài mẫu để học sinh tham khảo

Bài làm tham khảo

  • 1. Kể lại truyện cổ tích Sọ dừa

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có rất nhiều câu chuyện cổ tích đặc sắc. Mỗi câu chuyện cổ tích đều dạy cho chúng ta một bài học làm người ý nghĩa. Sọ Dừa chính là câu chuyện cổ tích như thế. Truyện vừa kể về cuộc đời của Sọ Dừa vừa nhắc nhở con người đạo lý sống đúng đắn.

Qua lời kể của bà, câu chuyện vẫn luôn in rõ trong tâm trí em. Ngày xưa, ngày xưa có hai vợ chồng nông dân rất nghèo, phải đi ở cho nhà phú ông nọ. Họ hiền lành, chăm chỉ nhưng mãi đến năm mươi tuổi mà vẫn chưa có lấy một mụn con.

Một hôm, người vợ vào trong rừng hái củi. Trời nắng to, khát nước quá mà bà chẳng tìm thấy con suối nào. Bỗng nhìn thấy một cái sọ dừa đầy nước mưa bên gốc cây to, bà vội uống cho đỡ khát. Thế rồi, về nhà, bà có thai.

Ít lâu sau, người chồng mất. Bà sinh ra một đứa con không có chân tay, mình mẩy cứ tròn lông lốc như quả dừa. Bà buồn quá, định vứt nó đi thì đứa bé lên tiếng bảo:

– Mẹ ơi! Con là người đấy! Mẹ đừng vứt con mà tội nghiệp.

Thương con, bà để lại nuôi và đặt tên là Sọ Dừa.

Lớn rồi Sọ Dừa vẫn như lúc nhỏ, cứ lăn bên chân mẹ, chẵng làm được việc gì. Bà mẹ phiền lòng lắm, than phiền. Sọ Dừa biết vậy bèn xin mẹ…=> Xem bài đầy đủ

  • 2. Kể truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có bao câu chuyện đã trở thành huyền thoại. Nó không chỉ kết tinh văn hóa dân tộc mà còn là câu chuyện ngợi ca con ngườI đất Việt. Ai trong chúng ta khi còn thơ bé chắc hẳn đều đã nghe và thuộc lòng những truyền thuyết, cổ tích về những người anh hùng. Nhắc đến anh hùng cổ tích không thể không nhắc tới Thạch Sanh. “Thạch Sanh” là một trong những câu chuyện cổ tích nổi tiếng nhất nước ta.

Truyện kể lại rằng: Ngày xưa, ở quận Cao Bình có cặp vợ chồng làm nghề đốn củi, hiền lành, yêu thương và hay giúp đỡ mọi người nhưng tuổi đã già mà chưa có con. Ngọc Hoàng thương tình bèn cho Thái tử xuống trần đầu thai. Từ đó, người vợ mang thai, nhưng đã qua nhiều năm vẫn chưa sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh qua đời…Mấy năm nữa trôi đi, người mẹ già mới sinh được đứa con trai rất khôi ngô, đặt tên là Thạch Sanh. Chẳng bao lâu sau, bà cũng qua đời. Thạch Sanh sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Ngọc Hoàng bèn sai thiên thần xuống trần dạy Thạch Sanh võ nghệ, các phép thần thông biến hóa, và ban cho Thạch Sanh búa thần làm vũ khí.

Vùng lân cận có người hàng rượu tên Lý Thông. Một hôm, hắn bất ngờ tìm tới và gạ gẫm Thạch Sanh kết nghĩa anh em, đón Thạch Sanh về nhà. Thạch Sanh vui vẻ nghe theo mà không hay mình đã bị lợi dụng…=> Xem bài đầy đủ

  • 3. Kể chuyện “Cây tre trăm đốt” bằng lời văn của em

Những câu chuyện cổ tích luôn song hành cùng thế hệ tuổi thơ của trẻ nhỏ, nuôi dưỡng ước mơ trẻ thơ. Tôi cũng như bao đứa trẻ khác, rất thích nghe những câu chuyện bà kể. Và như đã thành lệ, đêm nào, trước khi đi ngủ, bà nội cũng kể chuyện cổ tích cho tôi nghe. Câu truyện “cây tre trăm đốt” là câu truyện tôi thích nghe nhất

Ngày xưa có một anh chàng cày hiền lành, khoẻ mạnh, đi ở cho một lão nhà giàu. Anh rất chăm chỉ lại thạo việc đồng áng nên lão nhà giàu muôn anh làm lợi thật nhiều cho lão. Một hôm, lão gọi anh đến và ngon ngọt dỗ dành:

Xem thêm:  Giải thích câu tục ngữ có chí thì nên

– Con chịu khó thức khuya dậy sớm làm lụng giúp ta, chớ quản nhọc nhằn. Ba năm nữa, ta sẽ gả con gái cho.

Anh trai cày tưởng lão nói thật, cứ thể quần quật I làm giàu cho lão. Ba năm sau, nhờ công sức anh, lão chủ có thêm nhà ngói, sân gạch, tậu thêm được ruộng, được vườn. Tuy nhiên, lão nhà giàu chẳng giữ lời hứa năm xưa. Lão đã ngấm ngầm nhận lời gả con gái cho con trai một nhà giàu khác trong vùng. Một hôm, lão làm ra vẻ thân mật bảo anh Khoai cày..=> Xem bài đầy đủ

  • 4. Kể truyện Thánh gióng bằng lời văn của em

Đời vua Hùng Vương thứ Sáu, giặc ngoại xâm ở phía bắc chỉ muốn sang chiếm nước Nam ta. Bấy giờ ở làng Phù Đổng, tỉnh Bắc Ninh ngày nay, có một người đàn bà đã sáu mươi tuổi. Một hôm bà ra đồng ruộng thấy có một vết chân rất to lớn, bà đặt chân vào thì khi về nhà bà có thai. Bà sinh được một con trai và đặt tên Gióng. Điều kì lạ là không giống như bao đứa trẻ khác “ ba tháng biết nẫy, bảy tháng biết bò”, Gióng nay đã ba tuổi rồi mà không biết nói biết cười, không biết đi, biết nẫy. Rồi bỗng chợt, một ngày nọ ngoài ngõ vang lên tiếng sứ giả rao mõ báo tin nước có ngoại xâm và nhà vua đang cầu hiền tài ra giúp nước. Chợt cậu bé Gióng bật ra tiếng nói, thưa với mẹ:

– Mẹ ơi, con muốn gặp sứ giả.

Qúa đỗi bất ngờ, nhưng thấy con có nói cười gọi mẹ, bà vui lắm vội chạy ra gọi sứ giả tới. Gặp mặt sứ giả, cậu Gióng ngồi dậy truyền bảo:

Ngươi hãy về tâu với đức vua đúc cho một con ngựa sắt, một cây kiếm sắt, một roi sắt và một chiếc nón sắt để Gióng ta đi dẹp giặc.

Nhận tin sứ giả tâu lên, vua tức tốc truyền cho làm vật dụng mà Gióng yêu cầu. Rồi sứ giả chuyển đến cho Gióng….=> Xem bài đầy đủ

Đề 2: Em hãy kể tóm tắt truyện sự tích hồ Gươm

Đề này, chúng tôi có tới 7 bài mẫu để các em học sinh tiện tham khảo. Nhớ cốt lốt vẫn đề là các em nên kể tóm tắt thôi nhé

Bài làm tham khảo

Giặc Minh đô hộ nước ta. Chúng gieo rắc cái chết và làm nhiều điều bạo ngược, trái với luân thường đạo lí. Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn nhưng thế yếu, lực lượng mỏng hơn nhiều so với kẻ thù nên bại trận. Phải rút quân về. Đức Long Quân thấy thế, quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.

Một ngư dân tên là Lê Thận đi quăng lưới, cả ba lần đều kéo lên được một thanh sắt. Anh ta nhìn kĩ thì nhận ra đó là một lưỡi gươm liền thu lưới, trở về nhà. Lê Thận cất giữ lưỡi gươm trong nhà mình cẩn thận. Sau đó không bao lâu, Lê Lợi thua trận, bị giặc đuổi giết bèn chạy trốn vào rừng. Ở đó ông bắt được một chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa đem tra vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in. Lê Lợi liền biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy. Cuối cùng cũng đánh tan được quân xâm lược, quét sạch kẻ thù ra khỏi bờ cõi đất nước. Lê Lợi lên ngôi vua, lấy hiệu là Lê Thái Tổ.

Một năm sau khi đánh thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi trên hồ Tả Vọng. Đức Long Quân liền sai Rùa Vàng ngoi lên lấy lại thanh gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm…> Xem bài đầy đủ

Đề 3: Kể về một người thân của em

Đề này cũng là một đề mở. Các em học sinh có thể chọn bất kỳ người thân nào của các em để làm bài. Người thân có thể là: bố mẹ, ông bà, anh chị, em..Ở đây, Xemvanmau.com có đầy đủ các bài văn mẫu về người thân. Các em học sinh có thể lựa chọn người thân nào mà các em muốn để làm bài

Bài văn mẫu tham khảo

  • 1. Kể về người thân của em – Kể về mẹ

Ai đó đã từng nói với em như thế. Mẹ quả thực là tiếng gọi thiêng liêng nhất, có mẹ quả thực là niềm hạnh phúc lớn lao nhất. Mẹ đối với em mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, là món quà lớn nhất của em trong cuộc đời này.

Xem thêm:  Đề 42: Phân tích văn bản Buổi học cuối cùng

Mỗi chúng ta, khi sinh ra đã được bảo bọc trong vòng tay của mẹ. Mẹ vất vả chăm lo cho gia đình em nhiều năm, đến năm nay, mẹ đã bước qua cái tuổi bốn mươi, đi hết gần nửa đời người. Mẹ sinh ra trong một gia đình nông dân nhưng sau này lại trở thành một người công nhân. Cuộc sống vất vả, không an nhàn như nhiều người phụ nữ khác khiến mẹ nhìn có vẻ già hơn so với tuổi thật. Dáng người mẹ gầy gầy, nhìn từ xa nhỏ bé, mong manh nhưng đôi vai gầy lại kiên cường vô cùng. Mẹ có khuôn mặt trái xoan nhỏ, mái tóc đen thường búi gọn gàng sau gáy, sống mũi cao cao thanh tú và đôi mắt hiền từ ấm áp. Có lẽ vì vậy mà dù nhìn vào những nếp nhăn mờ mờ nơi khóe mắt của mẹ, em vẫn cảm thấy mẹ vô cùng dịu hiền, dễ gần…=> Xem bài đầy đủ

  • 2. Kể về người thân của em – kể về bố

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trog nguồn chảy ra”

Cha mẹ là những người có công ơn sinh thành nuôi dưỡng chúng ta thành nên người. Không giống với mẹ, cha luôn là người sát cánh bên ta, dạy dỗ ta biết bao điều bằng chính sự cứng rắn, trưởng thành nhưng cũng chan chứa tình yêu.

Bố tôi năm nay đã ngoài bốn mươi tuổi. Dáng người bố cao gầy. Trong mắt tôi, dáng hình ấy lúc nào cũng thật to lớn và vững chãi để che chở cho cả gia đình. Làn da bố rám nắng vì phơi nắng dầm sương, trải qua đủ khó khăn, khổ cực vì cuộc mưu sinh vất vả. Khuôn mặt bố vuông chữ điền, toát lên vẻ hiền lành và đôn hậu. Đôi mắt bố đen láy, trong đôi mắt ấy chứa đựng cả bầu trời yêu thương bố dành cho các con. Mỗi khi mỉm cười, đôi mắt bố thật đỗi dịu dàng, thể hiện sự trìu mền pha chút nuông chiều. Mái tóc bố không còn đen nữa mà đã lấm tấm bạc. Nhìn những sợi tóc bạc ấy, tôi càng thương bố nhiều hơn vì những gian lao, vất vả bố phải trải qua để nuôi chúng tôi khôn lớn. Tôi thích nhất là những lúc bố cười. Nụ cười ấy mới ấm áp làm sao. Những lúc như thế, tôi tự nhủ phải chăm ngoan hơn nữa để nụ cười ấy có thể xuất hiện nhiều hơn trên đôi môi của bố. Đôi bàn tay bố chai sần, thô ráp nhưng tôi vẫn luôn yêu đôi bàn tay ấy. Đôi bàn tay khó nhọc vì gia đình. Đôi bàn tay hi sinh vì sự bình yên, hạnh phúc của các con…=> Xem bài đầy đủ

  • 3. Kể người thân của em – kể về ông

Trong gia đình, tôi yêu quý tất cả mọi người, nhưng người mà tôi yêu mến nhất, kính trọng nhất vẫn là ông nội. Bất cứ lúc nào, hình ảnh của ông cũng thật ngọt ngào trong trái tim tôi.

Nội tôi nam nay đã ngoài sáu mươi. Khuôn mặt ông vuông vuông chữ điền trông thật hiền từ phúc hậu. Dòng chảy của thời gian đã làm nước da ông sạm lại với nhiều chấm đồi mồi, đuôi mắt lại đầy những vết chân chim. Trong mắt tôi, mặc ông vẫn còn trẻ trung lắm. Mái tóc nội đã điểm bạc rất nhiều. Có lẽ với tôi, hạnh phúc nhất là được nằm trong lòng ông, tay vuốt ve chòm râu điểm bạc, ngước nhìn đôi mắt ấm áp, hiền từ của ông. Lúc đó tôi có cảm giác như đang ở trong truyện cổ tích, như có ông Bụt ở bên với bao phép màu tốt lành và đẹp đẽ.

Tôi rất thích nắm tay ông, được thấy hơi ấm nóng từ tay ông truyền sang, thật là khoan khoái. Bố mẹ đi làm suốt ngày, ông với tôi sao mà thân thiết thế. Giọng nói của ông trầm trầm và rất truyền cảm, bởi hồi trẻ ông đã là một cây” kịch nói nghiệp dư nổi tiếng của trung đoàn. Chính vì thế, ông ru hoặc kể chuyện, lũ cháu chúng tôi nghe, chỉ được một lúc là dip cả mắt lại. Ông tôi nhiều con cho nên cũng lắm cháu. Tôi chưa thấy ai yêu và quyến luyến với lũ cháu như ông. Ông thường thẳng thắn bộc bạch: Khi có cháu, lại thấy yêu cháu hơn con rất nhiều!”. Lũ chúng tôi cũng yêu quý và gắn bó với ông lắm. Nhất là tôi, thằng cháu “đích tôn” như ông vẫn trìu mến gọi vậy… => Xem bài đầy đủ

  • 4. Kể về người thân của em – Kể về chị gái
Xem thêm:  Kể về những đổi mới ở quê em lớp 6 hay nhất ngắn gọn

Gia đình luôn là tổ ấm là nơi có những người thương yêu luôn quan tâm lo lắng che chở cho chúng ta. Nơi đây không chỉ có ba có mẹ, mà có cả anh chị em, những người luôn sát cánh ủng hộ ta trên đường đời. Tôi có một người chị gái, chị ấy là người mà tôi luôn yêu thương, kính trọng trong gia đình.

Chị tôi tên là Hiền, cái tên đã nói lên tất cả về tính tình chị tôi. Chị tôi rất hiền lành lại đảm đang. Mẹ vẫn thường kể lại: Khi biết mẹ mang bầu tôi chị mới lên lớp sáu bằng tôi bây giờ nhưng chị rất đảm đang, việc gì cũng kêu mẹ để con phụ giúp không mệt em con. Đúng như vậy đấy các bạn ạ, mười ba năm được sống cùng bố mẹ và chị, tôi luôn được chị yêu thương và che chở. Tôi nhớ nhất cái dáng cao cao gầy gầy của chị. Nếu tính về cân nặng tôi nặng hơn chị nhưng ngày nào đi học chị cũng đèo tôi trên chiếc xe đạp mini mà ba tặng chị khi thi đỗ vào trường chuyên. Những ngày nắng, mồ hôi bết trên vầng trán thanh tú của chị, thế nhưng nhất định chị không để tôi đi xe một mình. Có lần thương chị, tôi nói muốn tự mình đạp xe đi học vì vốn trường tôi khác hướng trường chị, nhưng chị nào có chịu, đã thế lúc đấy còn mắng tôi bằng cái giọng của bà cụ non, nào là đi một mình rất nguy hiểm, rồi nhỡ có kẻ xấu lừa thì sao…=> Xem bài đầy đủ

  • 5. Kể về người thân của em – Kể về anh trai

Gia đình – hai tiếng đơn giản ấy thôi mà sao thân thương quá. Gia đình là món quà vô giá, là điều quan trọng nhất đối với em. Em may mắn được sinh ra và lớn lên trong một gia đình hạnh phúc, không những có bố mẹ ông bà yêu thương, chở che mà còn có một người anh trai cưng chiều hết mực.

Khi em còn bi bô tập nói, anh trai em đã biết đá bóng, chơi cầu lông. Anh ấy hơn em những chín tuổi nên rất yêu thương và chiều chuộng em. Anh trai em được bố mẹ đặt tên là Minh, mang ý nghĩa mong anh ấy trưởng thành thông minh, chính trực. Năm nay anh Minh đã 21 tuổi, hiện đang là sinh viên năm cuối một trường đại học về công nghệ thông tin. Ngày trước, anh trai em rất gầy và nhỏ con, vậy mà lên đại học được một năm, anh ấy chợt trở nên khỏe mạnh và cao lớn hơn rất nhiều. Anh cao khoảng gần một mét tám, em đứng kiễng chân cũng chỉ cao đến ngực anh ấy. Mái tóc anh đen và thường được cắt tỉa gọn gàng lộ ra vầng trán cao thông minh. Khuôn mặt anh nghiêm nghị, chín chắn, mũi cao và đôi mắt đen láy, nhưng hàm răng trắng lại nhô lên chiếc răng khểnh rất dễ thương. Không giống như nhiều thanh niên cùng tuổi khác, phơi nắng sẽ ngăm ngăm đen mà da anh trai em lúc nào cũng trắng, hồi còn nhỏ mẹ bảo anh ấy nghịch ngợm suốt ngày vẫn không bị đen da, em ghen tị vô cùng…=> Xem bài đầy đủ

  • 6. Kể về người thân của em – Kể về người bà

Mỗi chúng ta, ai sinh ra cũng được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình. Mẹ cha trao cho ta hình hài và nuôi dưỡng ta khôn lớn. Nhưng trong hành trình khôn lớn ấy, không chỉ mẹ cha, có những người khác cũng nuôi dưỡng tâm hồn ta trở nên tốt đẹp. Với em, người đó là bà nội.

Bà nội là người vô cùng quan trọng trong tuổi thơ của em. Bà em năm nay đã bước sang tuổi bảy mươi, dáng người bà nhỏ nhắn, gầy gầy nhưng vẫn còn nhanh nhẹn và minh mẫn lắm. Mái tóc bà bạc trắng như cước, lúc nào cũng được vấn gọn gàng trong chiếc khăn màu nâu. Khuôn mặt bị thời gian lấy đi tuổi trẻ, những nếp nhăn đã không còn thẳng hàng, đôi mắt nheo nheo lại dưới hàng lông mày và miệng bà đã móm mém. Tuy vậy, nụ cười hiền hòa và ánh mắt của bà khiến em cảm thấy giống như những bà Tiên trong câu chuyện cổ tích của bà…=> Xem bài đầy đủ

Theo Soanbaihay.com